Tác giả :
1. Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học có phải khám sức khỏe bắt buộc không ạ?
+ Thí sinh trúng tuyển đại học khi nhập học bắt buộc phải khám sức khỏe do trường tổ chức phối hợp với các bệnh viện tuyến quận huyện hoặc phòng khám đa khoa tương đương trở lên thực hiện khám và nhận xét, kết luận vào phiếu khám sức khỏe theo mẫu quy định. Phiếu khám sức khỏe được lưu lại trong hồ sơ sinh viên tại trường nơi sinh viên học.( Căn cứ theo điều 35 quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy)
+ Phí khám sức khỏe theo quy định hiện hành tại thời điểm khám.

2. Điều kiện sức khỏe như thế nào thì sinh viên được miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành?
+ Những Sinh viên hiện đang mắc các bệnh nặng nếu tập luyện với cường độ thông thường có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì sẽ được xem xét để miễn môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành.
+ Cụ thể 1 số bệnh sau: Suy tim, suy thận, suy gan, tiểu đường tupe I, cao huyết áp, bệnh tim bẩm sinh, dị tật bẩm sinh, gù vẹo cột sống, teo cơ, biến dạng khớp, khiếm khuyết cơ quan vận động, suy giảm chức năng cơ quan vận động do tai nạn, bệnh ung thư các loại….

3. Hồ sơ xin xét miễm giảm môn giáo dục thể chất và quốc phòng phần thực hành bao gồm những gì?
+ Đơn xin miễm môn giáo dục thể chất và quốc phòng (có xác nhận của Trưởng trạm y tế trường, xét duyệt của phòng Đào tạo)
+ Giấy chứng nhận tình trạng sức khỏe hoặc (Giấy ra viện, Giấy chứng thương, Giấy giám định y khoa, Sổ khám bệnh, đơn thuốc…) của Bệnh viện đa khoa hoặc Phòng khám đa khoa từ cấp huyện (hoặc tương đương) trở lên có ký đóng dấu đầy đủ. (bản pho tô).
+ Sinh viên đến P.1 Trạm y tế xác nhận và chuyển đơn lên phòng Đào tạo theo hướng dẫn để được xem xét.

4. Sinh viên khi đang học, đang thi ở trường bị bệnh cần phải làm gì?
- Sinh viên cần báo với Thầy, Cô phụ trách lớp về tình hình bệnh của mình và nhờ Thầy, Cô các bạn giúp đỡ đưa về trạm y tế để được khám và điều trị sơ cứu, cấp cứu kịp thời. Tùy tình trạng bệnh các em sẽ được điều trị theo dõi tại trạm y tế trong ngày hoặc hướng dẫn chuyển tuyến trên theo quy định, hoặc được cấp thuốc điều trị ban đầu trong 03 ngày .

5. Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi vì lý do bệnh trong các trường hợp bệnh như thế nào?
- Sinh viên được nghỉ học, nghỉ thi trong các trường hợp bệnh sau: Tất cả các trường hợp cấp cứu, nằm viện, phẫu thuật, tai nạn, bệnh cấp tính, bệnh truyền nhiễm, bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng để thi hoặc học… tùy tình hình cụ thể.
- Để được nghỉ học sinh viên cần phải có: giấy ra viện hoặc giấy chứng nhận phẫu thuật, sổ khám bệnh, toa thuốc của cơ quan y tế có tư cách pháp nhân ký, đóng dấu xác nhận. Sinh viên được nghỉ đúng số ngày theo thời gian điều trị ghi trên giấy.

6. Để phòng ngừa tai nạn thương tích khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao sinh viên cần lưu ý các điểm sau:
- Đọc kỹ và thực hiện đúng nội quy, quy định của từng môn học.
- Thực hiện đúng các qui tắc an toàn về điện, an toàn cháy nổ, quy tắc vận hành sử dụng  máy móc.
- Khi tập luyện thể thao phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn của Thầy, huấn luyện viên, khởi động kỹ các bài tập
- Tình trạng sức khỏe bất thường phải báo ngay với Thầy, Cô và bạn bè để được nghỉ và hỗ trợ kịp thời.
- Tham gia đầy đủ Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm con người kết hợp để được hưởng quyền lợi tối đa khi xảy ra rủi ro do tai nạn khi thực tập nhà xưởng, phòng thí nghiệm, khi tập luyện thể dục thể thao .

7. Bệnh truyền  nhiễm hay gặp ở trường đại học là những bệnh nào?
- Bệnh sốt xuất huyết, bệnh cúm A, bệnh thủy đậu, bệnh quai bị, bệnh sởi, bệnh rubella, bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm siêu vi, bệnh nhiễm trùng- nhiễm độc thức ăn, bệnh tiêu chảy cấp….
- Để phòng ngừa các bệnh trên sinh viên có thể chích ngừa bằng các loại vắc xin đặc hiệu có trên thị trường tại các Trung tâm y tế dự phòng hoặc các Bệnh viện, Trạm y tế gần nơi cư trú.(Bảo hiểm không chi trả chi phí)

8. Sinh viên có phải đóng Bảo hiểm y tế bắt buộc không ạ?
- Học sinh sinh viên đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân đều phải có trách nhiệm đóng Bảo hiểm y tế theo quy định của luật bảo hiểm y tế, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Ngoại trừ các trường hợp: Sinh viên thuộc diện nghèo, cận nghèo, thân nhân người có công, thân nhân lực lượng vũ trang đã được cấp thẻ BHYT tại địa phương (Cần phô tô thẻ BHYT còn giá trị sử dụng nộp về trạm y tế trường để tổng hợp báo cáo với cơ quan BHYT theo diện BHYT diện khác)

9.  Sinh viên đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế có bị kỷ luật không?
- Sinh viên đang học tại trường không tham gia bảo hiểm y tế, tức không thực hiện nghĩa vụ theo quy định của luật Bảo hiểm y tế tại trường, sẽ bị trừ điểm rèn luyện theo quy định về việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên. 

10. Thời gian đóng bảo hiểm y tế của sinh viên theo năm học bắt đầu từ khi nào? Mức phí phải đóng là bao nhiêu ?
- Thời gian đóng bảo hiểm y tế của sinh viên theo năm học, bắt đầu từ ngày 17 tháng 8 đến  17 tháng 9. Để thẻ bảo hiểm được liên tục về thời gian và quyền lợi thì sinh viên phải đóng đợt thu này.
- Mức phí đóng Bảo hiểm y tế của sinh viên năm 2015 là: 4,5% mức lương tối thiểu chung/ 12 tháng. Sinh viên được nhà nước hỗ trợ 30%, còn lại HSSV phải đóng 70%. Số tiền phải đóng là: 435.000 đồng/1 năm.
- Thẻ bảo hiểm có hiệu lực 1 năm từ ngày 01 tháng 10 cho đến 30 tháng 9 hàng năm. (Những sinh viên không đóng bảo hiểm theo thời gian quy định sẽ tiếp tục đóng vào đợt thu sau, nhưng sẽ bị thiệt về thời gian)

11. Quyền lợi của sinh viên khi tham gia BHYT?
- Theo quy định của luật BHYT 
- HSSV được đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại các bệnh viện quận, huyện và tương đương theo danh sách của cơ quan BHXH cung cấp theo hăng năm.
- Được chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường tư nguồn kinh phí của BHYT .
- Được thanh toán 100%  chi phí KCB  nếu tổng chi phí khám chữa bệnh 1 lần thấp hơn 15% mức lương tối thiểu.
- Được thanh toán 80%  chi phí KCB  nếu KCB đúng theo quy định. Kể cả khi thực hiện KCB có dịch vụ kỹ thuật cao có chi phí lớn( nhưng không quá 40 tháng lương tối thiểu cho 1 lần sử dụng dịch vụ)
- Các trường hợp tham gia BHYT liên tục từ 36 tháng trở lên sẽ được quỹ BHYT thanh toán 80% của 50% thuốc điều trị ung thư thuốc chống thải ghép ngoài DM quy định của Bộ y tế.
- Trường hợp cấp cứu được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào có hợp đồng khám chữa bệnh với BHXH TP.HCM. Nhưng trước khi ra viện phải trình thẻ y tế để được hưởng 80% theo quy định.
- Các trường hợp đi khám không đúng cơ sở khám chữa bệnh, có trình thẻ  BHYT  thì được hưởng quyền lợi theo hạng bệnh viện:
          + Được thanh toán 70 % chi phí KCB tại các BV hạng III
          + Được thanh toán 50 % chi phí KCB tại các BV hạng II
          + Được thanh toán 30 % chi phí KCB tại các BV hạng I và hang đặc biệt.
Các trường hợp đi KCB ở các cơ sở y tế không đăng ký  hợp đồng KCB với  BHXH mà không trình thẻ BHYT thì được thanh toán theo thực tế nhưng mức tối đa không vượt quá quy định của thông tư liên tịch 09/2009 TTLT- BYT-BTC.

12. Các trường hợp không được hưởng BHYT?
1. Chi phí trong trường hợp đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng , an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Các dịch vụ tiêm phòng bệnh.
8. Điều trị: lác, cận thị, tật khúc xạ của mắt.
9. Vật tư y tế thay thế bao gồm; chân tay giả, mắt giả, răng giả, máy trợ thính, mắt kính, phương tiện trợ giúp vân động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
10. Khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng đối với bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, thảm họa.
11. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp nghiện ma túy, nghiện rượu, hoặc chất gây nghiện khác.
12. Khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp tổn thương về thể chất tinh thần do hành vi vi phạm pháp luật của người đó gây ra.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
13.  Sinh viên tham gia thêm Bảo hiểm kết hợp con người (mức đóng 100.000 đồng /1năm) được hưởng quyền lợi như thế nào?
- Sinh viên được hưởng Bảo hiểm tai nạn 24/24 h. (Trường hợp tử vong: trả tối đa 20 triệu đồng/người/vụ. Thương tật do tai nạn: trả theo tỷ lệ thương tật quy định tại bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm ứng với STBH.
- Được hỗ trợ nằm viện điều trị nội trú: do ốm đau , bệnh tật, tai nạn được trợ cấp tối đa 100.000 đồng/ ngày. Nhưng không quá 60 ngày/1 năm.

14. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm bao gồm những gì?
- Thẻ bảo hiểm còn giá trị bảo hiểm.
- Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm theo mẫu.
- Các chứng từ y tế liên quan đến điều trị bệnh, tai nạn (Giấy ra viện, giấy chứng nhận phẫu thuật, toa thuốc, bản kê chi phí nằm viện, biên lai thu tiền viện phí ) có ký đóng dấu đầy đủ.
- Biên bản tai nạn (trong các trường hợp tai nạn phức tạp)
- Giấy chứng tử ( trường hợp chết).
- Giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Các trường hợp làm hồ sơ yêu cầu trả tiền Bảo hiểm con người kết hợp sinh viên đến P.1 Trạm y tế vào sáng thứ 5 hàng tuần để được hướng dẫn và tư vấn trực tiếp ghi từng hồ sơ.
Trường hợp làm hồ sơ thanh toán BHYT sinh viên đến trực tiếp cơ quan BHXH- TP. HCM
 theo Đ/C: 117 C Nguyễn đình Chính, P.15, Q. Phú nhuận. Để làm và nộp hồ sơ trực tiếp cho BHYT.

15. Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn có được hưởng BHYT không ạ? Muốn được hưởng quyền lợi này Em cần tham gia loại Bảo hiểm gì ở trường ?
- Sinh viên chích ngừa dại do súc vật cắn không được hưởng BHYT. Tất cả các loại chích ngừa dịch vụ BHYT không chi trả.
- Muốn được hưởng thêm quyền lợi khi chích ngừa bệnh dại do súc vật cắn sinh viên phải tham gia Bảo hiểm con người kết hợp. Mức đóng 100.000 đồng/1 năm. Trong đó có bao gồm quyền lợi này và các quyền lợi tai nạn, nằm viện, phẫu thuật….

16. Thẻ bảo hiểm bị mất, hư, sai,… thì sinh viên phải làm gì? Đến đâu để liên hệ làm lại?
- Sinh viên đến P.3 Trạm y tế trường để được hướng dẫn làm hồ sơ cấp lại thẻ. Khi đi mang theo thẻ BHYT, CMND (phô tô có công chứng). Đóng lệ phí theo quy định hiện hành.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

 

Truy cập tháng:327,300

Tổng truy cập:1,893,660

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn