Tác giả :
1. Xin cho biết về việc chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học?.
- Trả lời: Trường ĐHSPKT Tp. Hồ Chí Minh tuyển sinh theo ngành, nên không giải quyết cho chuyển ngành sau khi thí sinh trúng tuyển, nhập học. Trường hợp đặc biệt và xin chuyển ngành học tại khoa Đào tạo chất lượng cao, SV làm đơn trình Hiệu trưởng xem xét (với điều kiện cùng khối thi, ngành chuyển đến có điểm chuẩn ≤ điểm chuẩn ngành đã trúng tuyển và còn chỉ tiêu).

2. Xin cho biết thời gian tối đa được phép học tại trường/chương trình đào tạo?.
- Trả lời: Căn cứ Quy chế 43 và điều kiện cụ thể về tổ chức đào tạo, học tập của SV, Nhà trường điều chỉnh khung thời gian như sau: Thời gian tối đa cho mỗi chương trình đào tạo bằng hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó. Cụ thể như sau:

TT

Chương trình đào tạo

Thời gian khóa học qui định

Thời gian hoàn thành chương trình tối đa

  1.  

Đại học chuyển tiếp (liên thông từ CĐ lên ĐH)

1,5 năm

3 năm

  1.  

Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

3,5 năm

7 năm

  1.  

Đại học chuyển tiếp K3/7, TCCN (liên thông từ TC lên ĐH)

4 năm

8 năm

  1.  

Đại học chính qui A, A1, B, D1,V

4 năm

8 năm

  1.  

Đại học chính qui có đào tạo GVKT

4,5 năm

9 năm

  1.  

Các chương trình cao đẳng

3 năm

6 năm


Quy định trên được áp dụng từ học kỳ II năm học 2012-2013.

3. Xin cho biết về việc SV theo học hai chương trình?.
- Trả lời: Điều 17, Quy chế 43 quy định chi tiết về việc học song song hai chương trình. Hiện tại, nhà trường áp dụng chế độ học cùng một lúc hai chương trình cho những SV có nhu cầu và hội đủ các điều kiện. SV có nhu cầu, liên hệ phòng Đào tạo để được hướng dẫn.

4. Xin cho biết về việc SV học văn bằng hai?. 
- Trả lời: Từ năm học 2008-2009, trường xin phép và được Bộ Giáo dục & Đào tạo chấp thuận cho đào tạo văn bằng hai ngành Công nghệ Thông tin. Các ngành khác chưa xin ý kiến của Bộ, nên chưa triển khai. Dự kiến kiến trong thời gian tới mở thêm một số ngành. 

5. Năm 2015 chỉ còn một kỳ thi duy nhất phải không?
- Trả lời: Đúng vậy. Từ năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức một kỳ thi quốc gia (gọi là kỳ thi THPT quốc gia) lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm căn cứ tuyển sinh ĐH, CĐ. Năm 2015 kỳ thi THPT quốc gia được tổ chức vào các ngày 1, 2, 3, 4-7-2015.

6. Thí sinh tốt nghiệp trước 2015, việc xét tuyển vào ĐH, CĐ như thế nào?
- Trả lời: Thí sinh đã tốt nghiệp THPT từ các năm trước phải dự thi kỳ thi THPT Quốc gia để được xét tuyển sinh ĐH, CĐ. Khi đăng ký dự thi,  phải thi đủ số môn theo yêu cầu tuyển vào ngành đào tạo do trường ĐH, CĐ quy định. Thí sinh tự do có thể dự thi dự thi vào bất kỳ cụm thi nào thuận tiện nơi mình sinh hoạt.

7. Thí sinh phải dự thi bao nhiêu môn trong kỳ thi THPT quốc gia?
- Trả lời: Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ, thí sinh phải thi bốn môn (gọi là bốn môn thi tối thiểu) gồm ba môn bắt buộc là toán, ngữ văn, ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức, Tiếng Nhật) và một môn tự chọn trong số các môn vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử và địa lý.
Ngoài bốn môn thi tối thiểu, thí sinh có thể đăng ký thi thêm các môn khác trong số các môn tự chọn để có thêm cơ hội xét tuyển vào ĐH, CĐ. Thí sinh đã tốt nghiệp THPT các năm trước chỉ đăng ký các môn thi phục vụ tuyển sinh ĐH, CĐ.
Thí sinh không học môn ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng được chọn môn thi thay thế môn ngoại ngữ trong số các môn tự chọn. 

8. Xin cho biết về việc miễn thi môn ngoại ngữ?
- Trả lời: Thí sinh có chứng chỉ quốc tế có uy tín theo quy định tại Công văn số 6031/BGDĐT-KTKĐCLGD ngày 23/10/2014 (chứng chỉ tương đương với trình độ từ bậc 3, khung 6 bậc dùng cho Việt Nam) sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT môn ngoại ngữ. Các thí sinh được miễn thi môn ngoại ngữ sẽ được nhận điểm tối đa môn ngoại ngữ khi xét công nhận tốt nghiệp THPT, điểm quy đổi này được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. 
Thí sinh muốn sử dụng kết quả môn ngoại ngữ để xét tuyển vào những trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi THPT quốc gia để tuyển sinh phải dự thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia.

9. Xin cho biết cách tính điểm công nhận tốt nghiệp THPT?
- Trả lời:
Tổng điểm 4 môn thi tốt nghiệp và điểm khuyến khích (nếu có) chia 4 (thang điềm 10) hoặc 8 (thang điểm 20) cộng điểm trung bình lớp 12, đạt từ 10,0 trở lên và không có bài thi nào từ 2 điểm trở xuống được xét công nhận tốt nghiệp và được cấp chung một loại bằng tốt nghiệp THPT.
10. Xin cho biết hình thức & thời gian làm bài thi tốt ngfhiệp THPT quốc gia năm 2015?
Trả lời: Các môn toán, ngữ văn, lịch sử, địa lý: thi tự luận, thời gian thi 180 phút; các môn vật lý, hóa học, sinh học, ngoại ngữ: thi trắc nghiệm, thời gian thi 90 phút (Ngoại ngữ thi trắc nghiệm toàn bộ không còn câu hỏi viết tự luận như 2014). 

11. Cấu trúc đề thi năm nay như thế nào?
- Trả lời:
Đề thi gồm 2 nhóm câu hỏi, nhóm 1 giống các câu hỏi đề thi tốt nghiệp năm 2014 đảm bảo học sinh trung bình có thể tốt nghiệp; nhóm 2, câu hỏi khó để phân loại thí sinh để tuyển vào Đại học, cao đẳng. Đề thi đánh giá thí sinh ở bốn mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao, đảm bảo phân hóa trình độ thí sinh.

12. Hồ sơ xét tuyển năm nay như thế nào?
- Trả lời:
Năm 2015, hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh bao gồm: Phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, cho phép đăng ký tối đa bốn ngành (hoặc nhóm ngành) của một trường cho mỗi đợt xét tuyển (các nguyện vọng này được xếp theo thứ tự ưu tiên từ 1-4); giấy chứng nhận kết quả thi có đóng dấu đỏ của trường chủ trì cụm thi và mã vạch nhận dạng; một phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh để trường thông báo kết quả xét tuyển.
Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển cho trường có nguyện vọng vào học qua đường bưu điện theo hình thức chuyển phát nhanh hoặc nộp hồ sơ trực tiếp tại trường.

13. Năm 2015, các trường mở rộng khối xét tuyển có đúng không?
- Trả lời:
Năm 2015, bộ cho phép các trường ĐH, CĐ được bổ sung các khối thi mới, phi truyền thống bằng nhiều cách kết hợp tổ hợp môn thi khác nhau để xét tuyển vào các ngành đào tạo (không sử dụng nhiều hơn 4 tổ hợp môn thi để xét tuyển cho một ngành).
Tuy nhiên, bộ cũng yêu cầu các trường bắt buộc vẫn phải duy trì tổ hợp các môn thi tương ứng với khối thi mà trường đã sử dụng trong kỳ thi tuyển sinh 2014 và các năm trước (gọi là khối thi truyền thống) để xét tuyển và các khối thi mới bổ sung (dàng tối thiểu 75% chỉ tiêu cho các khối truyền thống, tối đa 25% chỉ tiêu cho khối bổ sung).

14. Năm 2015, có bao nhiêu phương án xét tuyển?
- Trả lời:
Trừ Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức thi tuyển: Dùng một bài thi đánh giá năng lực xét tuyển sinh đại học. Còn lại các trường ĐH, CĐ sẽ áp dụng: 
+ Xét tuyển dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia.
+ Xét tuyển dựa vào học bạ THPT. Đối với trường sử dụng kết quả học tập ở THPT để xét tuyển thì điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6 với hệ ĐH và 5,5 với hệ CĐ).
+ Hoặc kết hợp sử dụng cả hai phương án trên.
- Hỏi: Trường ĐHSPKT Tp. HCM xét tuyển như thế nào?
- Trả lời:
Năm 2015, Trường có 03 nhóm xét tuyển như sau:
+ Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT quốc gia  (căn cứ vào tổng điểm ba môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó các môn chính nhân hệ số 2) đối với:
+ Các ngành đào tạo kỹ sư hệ đại trà và kỹ sư chất lượng cao: (1) Xét tuyển theo các tổ hợp A/A1/D1: Công nghệ (CN) kỹ thuật điện tử, truyền thông; CN kỹ thuật điện, điện tử; CN chế tạo máy; CNKT Cơ điện tử; CN kỹ thuật cơ khí; CN kỹ thuật ô tô; CN kỹ thuật nhiệt; CN In; CN thông tin; CN May; CN kỹ thuật công trình xây dựng; CN kỹ thuật máy tính; CN kỹ thuật điều khiển và tự động hóa; Quản lý công nghiệp; Kế toán; Chương trình đào tạo chất lượng cao CN Kỹ thuật Ô tô. (2) Xét tuyển theo các tổ hợp A/B/B1: CN kỹ thuật môi trường; CN thực phẩm. Đối với hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao, Trường cam kết với người học về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất, tăng cường ngoại ngữ và tin học, thiết bị thực tập hiện đại và cơ hội việc làm sau khi ra trường.
+ Các ngành chỉ đào tạo kỹ sư (cử nhân) hệ đại trà: CN Xây dựng công trình giao thông (A/A1/D1); Kỹ thuật công nghiệp (A/A1/D1); Kinh tế gia đình (A/A1/B/B1); Sư phạm tiếng Anh (D1).
+ Các chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật: SPKT điện tử, truyền thông; SPKT điện, điện tử; SPKT cơ khí; SPKT CN may; SPKT Cơ điện tử; SPKT ô tô; SPKT Nhiệt; SPKT CNTT; SPKT Xây dựng; SPKT Môi trường; SPKT CN thực phẩm; SPKT công nghiệp. Sinh viên học các chương trình đào tạo sư phạm kỹ thuật được miễn học phí.
+ Xét tuyển kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia và học bạ đối với: Ngành đào tạo kỹ sư Công nghệ Kỹ thuật Ô tô hệ đại trà. Xét tuyển căn cứ vào tổng điểm ba môn theo tổ hợp đăng ký xét tuyển, cộng điểm ưu tiên (nếu có). Trong đó các môn chính nhân hệ số 2. Điểm dùng để xét tuyển (ĐXT) từng môn được tính bằng 80% điểm thi quốc gia (đã quy về thang điểm 10) cộng 20% ĐTBHB môn đó, làm tròn đến một số thập phân và cộng điểm ưu tiên (nếu có).
+ Xét tuyển kết hợp kết quả kỳ thi THPT quốc gia  và tổ chức thi ngành nghệ thuật: Đối với ngành Thiết kế thời trang, thí sinh dự thi môn Vẽ trang trí màu tại Trường ngày 10/7/2015. Điểm tổng dùng để xét tuyển được tính bằng điểm môn Vẽ nhân hệ số 2 cộng với điểm thi THPT quốc gia 2015 (đã quy về thang điểm 10) hai môn (Toán và Ngữ văn – khối V1, hoặc Toán và tiếng Anh – khối V2) làm tròn đến một số thập phân và điểm ưu tiên (nếu có).

15. Năm 2015, Trường ĐHSPKT Tp. HCM xét sơ tuyển là thế nào?
- Trả lời:
Năm 2015, tất cả thí sinh xét tuyển vào trình độ đại học của Trường ĐHSPKT Tp. HCM đều phải qua vòng xét sơ tuyển. Tiêu chí là: Điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (HKI, II lớp 10, 11 và HKI  lớp 12) của 02 môn Toán & Ngữ văn đạt từ 11, 0 điểm trở lên. Nhà trường tổ chức sơ tuyển từ 20/3/2015 cho đến ngày nhận hồ sơ xét tuyển. Thí sinh thực hiện việc sơ tuyển bằng online tại website của trường  (thí sinh tự khai và tự chịu trách về các thông tin khai của bản thân. Nhà trường hậu kiểm khi thí sinh nhập học).

16. Nếu không sơ tuyển có được nộp hồ sơ xét tuyển không?
- Trả lời:
Thí sinh không thực hiện việc sơ tuyển trên trang website của trường vẫn nộp hồ sơ xét tuyển bình thường. Hồ sơ chỉ có giá trị xét tuyển khi thí sinh đã lọt qua vòng sơ tuyển (tức là có điểm trung bình học bạ 5 học kỳ (HKI, II lớp 10, 11 và HKI  lớp 12) của 02 môn Toán & Ngữ văn đạt từ 11, 0 điểm trở lên).

17. Năm 2015, có điểm điểm sàn xét tuyển không?
- Trả lời:
Căn cứ kết quả thi, Bộ GD-ĐT công bố ngưỡng điểm xét tuyển tối thiểu đối với từng môn (còn gọi là điểm sàn hay tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào). Các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả kỳ thi dựa trên ngưỡng điểm này để xây dựng điểm xét tuyển.

18. Năm 2015, trường ĐHSPKT Tp. HCM có chính sách ưu tiên xét tuyển thẳng như thề nào?
- Trả lời:
Chính sách ưu tiên xét tuyển thẳngcủa Trường như sau:
+ Trường dành 20% chỉ tiêu ngành Sư phạm tiếng Anh để xét tuyển thẳng các thí sinh tốt nghiệp THPT 2015, đạt điểm IELTS quốc tế từ 6.0 trở lên hoặc tương đương, có ĐTBHB của môn Toán và môn Văn đạt từ 6.0 trở lên.
+ Trường sử dụng tối đa 10% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng hai loại đối tượng: (1) Thí sinh tốt nghiệp THPT 2015, học lớp chuyên (Toán học, Vật lý, Hóa học, tiếng Anh, Sinh học) của trường chuyên có ĐTBHB từng môn đăng ký theo khối xét tuyển (có môn chuyên) từ 8.0 trở lên và có thư giới thiệu của Hiệu trưởng trường chuyên đã học. (2) Thí sinh tốt nghiệp THPT 2015 loại giỏi trở lên (tổng 4 môn thi tốt nghiệp năm 2015 đạt từ 32 điểm, không môn nào dưới 7.0; năm lớp 12 học lực giỏi, hạnh kiểm tốt).

19. Năm 2015, trường ĐHSPKT Tp. HCM có chính sách “chiêu hiền đãi sỹ” như thế nào?
- Trả lời:
Nhà trường có chính sách khuyến tài như sau:
+ Cấp học bổng khuyến tài cho SV khóa 2015 hệ ĐH chính quy trúng tuyển nhập học: 02 thí sinh trúng tuyển nhập học có điểm cao nhất mỗi ngành (tổng điểm 3 môn xét tuyển phải từ 25 điểm trở lên, chưa nhân hệ số, không tính điểm ưu tiên, điểm thưởng), cứ mỗi điểm thưởng 1.000.000đ (một triệu đồng).
+ Cấp học bổng tài năng hệ đào tạo chất lượng cao cho TS đạt danh hiệu thủ khoa ngành: Thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa ngành hệ đào tạo chất lượng cao được trường cấp học bổng tài năng với mức 25.000.000đ/SV (16 ngành).
Các năm học tiếp theo, căn cứ điểm trung bình năm học (đạt từ 8.0 trở lên) nhà trường xem xét việc miễn học phí.  

20. Với SV nữ, Nhà trường có ưu ái gì không?
- Trả lời:
Nhà trường cấp học bổng bằng 50% học phí toàn khóa cho các thí sinh nữ trúng tuyển nhập học vào các ngành CN Kỹ thuật Ô tô, CN Chế tạo máy, CN Kỹ thuật Cơ khí, CN Kỹ thuật Cơ điện tử, CN Kỹ thuật Nhiệt điện lạnh, CN kỹ thuật công trình xây dựng.

21. Năm 2015, cách thức xét tuyển vào ĐH, CĐ như thế nào (sử dụng kết quả thi THPT quốc gia)?
- Trả lời:
Sau khi thi, mỗi thí sinh được cấp bốn giấy chứng nhận kết quả thi, trong đó có một giấy dùng để xét tuyển sinh nguyện vọng (NV) 1 và ba giấy dùng để xét NV bổ sung.
+ Xét tuyển nguyện vọng 1: 
Căn cứ ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT quy định, các trường công bố điều kiện xét tuyển vào các ngành của trường và tổ chức xét tuyển theo lịch của bộ.
Trong thời gian do Bộ GD-ĐT quy định, thí sinh dùng bản chính giấy chứng nhận kết quả xét tuyển cho xét tuyển NV1 để ĐKXT NV1.
Trong thời gian quy định của đợt xét tuyển này, thí sinh được quyền thay đổi ngành học đã đăng ký hoặc rút hồ sơ ĐKXT để nộp vào trường khác. Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường, hội đồng tuyển sinh trường xem xét, quyết định phương án điểm trúng tuyển.
Thí sinh đã trúng tuyển NV1 không được ĐKXT ở các đợt xét tuyển tiếp theo. 
+ Xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Nếu không trúng tuyển theo NV1, thí sinh dùng ba bản chính giấy chứng nhận ĐKXT xét NV bổ sung để ĐKXT NV này. Kết thúc mỗi đợt xét tuyển NV bổ sung, thí sinh không trúng tuyển được quyền rút hồ sơ xét tuyển để xét tuyển đợt tiếp theo. Điểm xét tuyển đợt sau không thấp hơn điểm trúng tuyển đợt trước.
Chú ý: Thực tế của nhiều năm tuyển sinh ĐH vừa qua cho thấy những trường ĐH lớn, những ngành hấp dẫn thu hút nhiều thí sinh thường tuyển đủ chỉ tiêu ngay từ đợt xét tuyển NV1 và không xét tuyển NV bổ sung. Do đó nếu không trúng tuyển NV1 vào những trường này thì cơ hội quay lại xét tuyển bằng NV bổ sung là hoàn toàn không thể.

22. Trong mỗi đợt xét, thí sinh được quyền nộp mấy giấy chứng nhận điểm?
- Trả lời: 

+ Với xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh chỉ được nộp 01 giấy chứng nhận kết quả thi để xét NV 1 vào 01 trường duy nhất.
+ Với xét tuyển nguyện vọng bổ sung, thí sinh có thể nộp 03 giấy chứng nhận kết quả thi vào 03 trường khác khác hoặc vào 03 ngành khác nhau của một trường.

23. Mỗi phiếu điểm, thí sinh được quyền ghi mấy nguyên vọng?
- Trả lời: Mỗi giấy có thể đăng kí xét tuyển vào tối đa 4 ngành hoặc vào 4 khối của một ngành của một trường (miễn là đủ điểm để tổ hợp xét tuyển). Thí sinh phải đánh số thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4. Tức là khi trúng tuyển ngành ưu tiên 1 sẽ không xét tới ngành ưu tiên 2, còn ngược lại nếu ưu tiên 1 không trúng thì được xét tiếp ưu tiên 2 tương tự các mức ưu tiên khác.

24. Khi đã trúng tuyển đợt 1, có nên xét tuyển các đợt tiếp theo không?
- Trả lời:
Khi thí sinh đã trúng tuyển đợt 1, các giấy chứng nhận điểm còn lại không còn tác dụng để xét tuyển.
Chú ý: Khi đã trúng tuyển rồi thì không có cơ hội xét tuyển ngành khác hoặc sử dụng các nguyện vọng còn lại. Vì vậy phải thận trọng khi đăng ký nguyện vọng vào ngành nghề phù hợp với mình.
25. Trong thời gian nhận hồ sơ xét tuyển, các trường ĐH, CĐ công khai thông tin thế nào?
Trả lời: Các trường cập nhật 3 ngày một lần thông tin đăng ký xét tuyển của thí sinh trên trang thông tin điện tử của trường (danh sách thí sinh đăng ký và điểm thi xếp theo thứ tự từ cao xuống thấp); công bố công khai danh sách thí sinh trúng tuyển và đăng kí nhập học của mỗi đợt xét tuyển.

26. Chương trình Sư phạm và chương trình Công nghệ (không sư phạm) khác và giống nhau như thế nào (nhiều TS hỏi)?.
- Trả lời: 

- Khác nhau:
Chương trình Sư phạm học 4,5 năm; có học khối kiến thức sư phạm (tương đương khoảng 01 học kỳ); trong quá trình học, SV được miễn học phí; khi tốt nghiệp, SV được cấp 02 văn bằng: Bằng kỹ sư (hoặc cử nhân) theo ngành học & chứng chỉ sư phạm kỹ thuật; SV phải chấp hành sự phân công công tác trong ngành giáo dục theo quy định, nếu Nhà nước có yêu cầu.
Chương trình công nghệ học 4 năm; không học khối kiến thức sư phạm; trong quá trình học SV phải đóng học phí; khi tốt nghiệp, SV được cấp 01 văn bằng: Bằng kỹ sư (hoặc cử nhân) theo ngành học.
Giống nhau: Đều là hệ đại học chính quy; khối kiến thức đại cương, cơ sở ngành, chuyên ngành học giống nhau.

27. Xin cho biết mức học phí của trường là bao nhiêu?
- Trả lời:
Trường ĐHSPKT Tp. HCM là trường công lập, học phí được thu theo quy định chung của nhà nước. Năm học 2014-2015, mức học phí đại học là: 6.500.000 đ/năm/SV (với ngành công nghệ, kỹ thuật), 5.500.000 đ/năm/SV (với ngành kinh tế, ngoại ngữ); mức học phí cao đẳng bằng 80% của ĐH; của trung cấp bằng 70% của ĐH. Học phí hệ chất lượng cao: 23.000.000đ/năm/SV.

28. Xin cho biết về Chương trình đào tạo chất lượng cao của Trường?
- Trả lời:
Chương trình cung cấp cho người học các dịch vụ đào tạo tốt nhất nhằm tạo ra môi trường học tập, nghiên cứu khoa học, sinh hoạt, tu dưỡng, rèn luyện theo chuẩn mực quốc tế với chi phí hợp lý. Các Kỹ sư tốt nghiệp chương trình này có kiến thức lý thuyết giỏi, kỹ năng nghề nghiệp vững vàng, tiềm năng nghiên cứu khoa học tốt, khả năng giao tiếp linh hoạt… Ngoài ra, với phương thức quản lý sinh viên (SV) khoa học và nghiêm túc sẽ góp phần xây dựng nhân cách đáng tin cậy; phương châm giáo dục kết hợp giữa Nhà trường và Gia đình sẽ đảm bảo trách nhiệm và sự chăm lo tốt nhất cho SV. Trường cam kết đảm bảo để người học được hưởng các quyền lợi sau đây: 
+ Về đội ngũ giảng viên: Giảng viên giỏi, có uy tín được tuyển chọn từ đội ngũ giảng viên của trường và mời từ các trường bạn; Có phương pháp dạy học tiên tiến nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo và khả  năng hợp tác trong công việc. 
+ Về cơ sở vật chất:  Lớp học có sĩ số tối ưu cho việc dạy và học (khoảng 30 SV/lớp); Phòng học tiện nghi: trang bị quạt, máy lạnh, máy tính, projector,…Phòng tự học truy cập Internet miễn phí; Được tạo điều kiện tốt nhất trong việc sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập; Được cung cấp giáo trình, tài liệu học tập miễn phí.
+ Về chính sách ưu đãi và quyền lợi khác: Được học song song hai chương trình đào tạo, nếu SV có khả năng; Được hưởng các chế độ như các SV hệ chính quy theo qui định của Nhà nước, của Nhà trường (miễn giảm học phí, cấp học bổng,…); Ưu tiên xét cấp kinh phí nghiên cứu khoa học, dự hội thảo khoa học trong & ngoài trường; Nhà trường chủ động tạo cơ hội cho SV sớm tiếp xúc với các doanh nghiệp, cơ sở nghiên cứu và nhận nguồn tài trợ trực tiếp từ các đơn vị này; SV tốt nghiệp đạt loại xuất sắc, giỏi được ưu tiên xem xét tiếp nhận làm cán bộ giảng dạy của trường; Ưu tiên giới thiệu các SV tốt nghiệp đến các cơ quan, xí nghiệp có nhu cầu tuyển dụng.

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

 

Truy cập tháng:324,427

Tổng truy cập:1,890,787

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn