Tác giả :
1. Khi cần tư vấn có nhất thiết phải nêu danh tính, thông tin mà sinh viên trao đổi với các tư vấn viên có được giữ kín không không?
- Trả lời:  Không cần phải nêu danh tính. Tất cả các thông tin của SV đều được giữ kín. Sinh viên có thể đến trực tiếp TTDVSV hoặc gửi qua email, điện thoại để được tư vấn.

2. Nếu thái độ làm việc của các giảng  viên, cán bộ  viên chức không đúng, cáu gắt khi nói chuyện với sinh viên thì liên hệ ở đâu để giải trình.?
- Trả lời:
 Chào bạn, nếu gặp những trường hợp như vậy thì tốt nhất bạn nên góp ý trực tiếp với các thầy cô hay cán bộ viên chức để rút kinh nghiệm. Còn nếu bạn thấy chưa thỏa đáng, bạn có thể gửi thông tin khiếu nại về Nhóm tư vấn học đường TTDVSV hoặc phòng Hành chính tổng hợp để gửi lên lãnh đạo cấp trên.

3. Khi sinh viên có vấn đề bế tắc trong cuộc sống, rối loạn và hoang mang các vấn đề về sức khỏe, tâm lý thì có thể được tham vấn ở đâu? 
- Trả lời:
 Bạn có thể gọi vào số điện thoại cho cô Hoàng Thị Thu Hiền, số điện thoại  0918427367 để trao đổi trực tiếp. 

4. Em là SV năm nhất, em rất thắc mắc tại sao thang máy trường mình lại không cho sử dụng để đi lại giữa tầng 2,3,4. Em thấy bất công.
- Trả lời:
Chào bạn, theo quy định Nhà nước, những tòa nhà có 5 tầng trở lên mới được dùng thang máy. Chúng ta cùng cố gắng đi bộ để vừa tập thể dục vừa góp phần  tiết kiệm điện nhé. 

5. Là sinh viên năm nhất, em cần làm gì để học tốt?
- Trả lời:  
Là sinh viên năm nhất, bạn nên tìm hiểu làm quen với môi trường học tập đại học: tham gia đầy đủ môn học “nhập môn ngành”; tham gia các đội nhóm, các lớp kĩ năng để học hỏi kinh nghiệm học tập từ các anh chị; đến thư viện đọc sách; chuẩn bị bài trước khi đến lớp; tăng cường tự học; học nhóm; tập kỹ năng đọc sách để tăng khả năng tổng hợp và phân tích; lập kế hoạch học tập và cố gắng theo sát kế hoạch đã đề ra. Nhớ cân bằng giữa việc học và giải trí  (tham gia các CLB, các hoạt động của trường …) để việc học hiệu quả hơn. Bạn đừng bỏ qua những giờ lên lớp của thầy cô nhé vì nếu cúp học bạn sẽ mất căn bản hoặc mất nhiều thời gian để tự đọc sách.

6. Một số SV muốn đăng kí vào ở ký túc xá của trường thì làm thế nào?
- Trả lời:
Chào bạn, nếu bạn muốn ở ký túc xá thì liên hệ Ban quản lý ký túc xá, lấy mẫu đơn và hoàn tất các thủ tục theo chỉ dẫn, sau hai ngày thì các bạn có thể vào ở KTX  bạn nhé. Hiện nay KTX đang còn chỗ nên bạn đến đăng ký nhé.

7. Nên học anh văn giao tiếp năm thứ mấy của Đại học?
- Trả lời:
 Bạn nên học anh văn giao tiếp vào ngay năm thứ nhất nhé. Khi học AV thì nên học cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết) đồng thời. Đặc biệt nếu ở trường phổ thông mà bạn chưa bắt đầu học AVGT, chỉ chú trọng ngữ pháp thì bạn nên dành thời gian cho việc học AV giao tiếp ngay. Các công ty hiện nay đòi hỏi trình độ anh văn rất cao khi phỏng vấn (không phải bằng cấp) vì thế bạn nên bắt đầu học ngay nhé, cơ hội sẽ không chờ bạn nếu không kịp thời nắm bắt nó.

8. Nếu SV ở KTX đã được 1 học kì nhưng lại muốn chuyển ra ngoài thì có được lấy tiền còn dư không?
- Trả lời:
 Chào bạn, Theo quy định thì BQL KTX thu tiền cả năm học vì thế các bạn không được rút tiền lại khi giữa năm học chuyển ra ngoài ở, trường hợp đặc biệt có quyết định nghỉ học của Hiệu trưởng thì làm đơn gửi BQL KTX đề xuất phòng Kế hoạch tài chính xin rút lại tiền bạn nhé.

9. Là sinh viên năm nhất, em nên ở ký túc xá hay phòng trọ?
- Trả lời:
 Chào bạn, nếu là sinh viên năm nhất ở ký túc xá tốt hơn ở phòng trọ, vì phí ở ký túc xá thấp hơn; ở KTX có môi trường sinh hoạt, sống nề nếp, bạn sẽ có cơ hội tốt để bạn giao lưu, học hỏi từ các anh chị sinh viên đi trước và đặc biệt được rèn luyện về lối sống tập thể và đồng thời bạn tránh được những bất trắc có thể xảy ra khi sống ngoài môi trường xã hội xa lạ. 

10. Các phương pháp để tập trung học cao độ?
- Trả lời:
 Sau đây một vài kinh nghiệm giúp bạn học tập trung hơn, bạn thử tham khảo nhé:
+  Bạn nên kiếm không gian học tập tốt như những nơi có ánh sáng vừa đủ, bàn ghế thích hợp với tầm vóc của bạn, môi trường thoáng đảng. Và phải nhớ rằng bạn phải tách khỏi TV, điện thoại. Nếu thích bạn có thể mở một tí âm nhạc với một âm lượng vừa phải.
+ Trước khi bắt đầu học, bạn phải hình dung, khái quát hóa những gì bạn sẽ học, cần chú trọng và đâu. 
+  Nên nhớ việc học một môn học trong thời gian quá lâu sẽ khiến não bộ bắt đàu “ngán ngẫm”.  Bạn nên xen kẽ những môn học có phong cách khác nhau, ví dụ bạn đang học Anh thì hãy chuyển sang môn Toán,…
+  Ở lớp thay vì ngồi một chỗ lắng nghe thầy cô, bạn hãy hăng say tham gia say dựng bài, hỏi những gì ban chưa thực sự hiểu.
+  Bạn cần có thời gian nghĩ ngơi: Hãy rời khỏi chỗ ngồi, tập vài động tác để giản gân cốt hay đi 2-3 vòng để lấy lại sinh lực.
+  Ghi nhận mỗi ngày: bạn hãy ghi nhận những tiến bộ cũng như điểm bạn chưa làm được vào sổ tay.

11. Vì mới lên Tp.HCM , xa gia đình nên nhiều lúc thấy nhớ nhà và buồn. Em phải làm gì vào những lúc đó?
- Trả lời:
 Bạn có thể gọi điện, trò chuyện với người thân, bạn bè để chia sẻ những  nỗi niềm của mình. Bạn biết không, trường mình có rất nhiều CLB, bạn có thể đến đó sinh hoạt, rèn luyện kỹ năng; TPHCM cũng có rất nhiều danh lam thắng cảnh, bạn có thể đến thăm; Thư viện, Phòng khám phá của TTDVSV có rất nhiều sách, bạn có thể tìm những cuốn sách hay để đọc. Khi mới xa vòng tay gia đình, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác nhớ nhà và buồn, nếu tham gia các hoạt động trên bạn sẽ thấy đi một ngày đàng, học một sàng khôn và quyết định đi xa học tập của mình là đúng. Chúc bạn nhanh chóng thích nghi với môi trường mới nhé. 

12. Nhiều lúc em cảm thấy rất lười làm bài về nhà. Vậy có cách nào để em tạo được động lực tức thì không? 
- Trả lời:  

1. Nếu bạn thấy bài tập quá nhiều và nặng, hãy chia nhỏ ra làm nhiều phần. Mỗi ngày làm một chút, nhưng phải chắc chắn là mình làm xong chứ không để dồn đến cuối kỳ.
2. Nếu bạn muốn hoàn thành sớm bài tập thì hãy chọn phần dễ trước, khó sau, chọn làm những phần nào bạn cảm thấy hứng thú hoặc những đề mục nhỏ trước. Việc hoàn thành một cách nhanh chóng những phần như thế sẽ khiến bạn tự tin hơn về khả năng của mình.
3. Nếu cảm thấy khó khăn hoặc khó hiểu ở điểm nào trong bài tập, đừng ngại hỏi giáo viên hoặc người hướng dẫn. Sự giảng giải ngắn gọn của họ sẽ giúp bài tập trở nên dễ hiểu hơn, do đó bạn có thể tiếp tục phát triển bài làm nếu đi đúng hướng, cũng như hạn chế được những sai sót trong quá trình thực hiện.
4. Tìm mối liên hệ giữa những gì bạn đang học đang làm với những gì bạn sẽ thực hiện trong tương lai để tìm ra lý do cần thiết phải làm bài.
5. Cố gắng giải quyết những vấn đề cá nhân có thể làm ảnh hưởng đến sự tập trung của bạn, nếu không, hãy điều tiết sao cho nó không can thiệp sâu vào việc học 
6. Hạn chế những suy nghĩ hoặc thái độ thiếu tích cực như: chần chừ, chờ đợi may mắn mỉm cười, tự ti… khi học. Hãy nhìn vào những thành công hoặc kết quả mà bạn đạt được, tuy nhỏ thôi, nhưng nó có thể thay đổi thái độ của bạn đấy.
7. Mỗi khi hoàn thành xong một phần bài tập đề ra, bạn hãy tự thưởng cho mình nhé. Một que kem, thanh kẹo, một giờ nghe nhạc hoặc xem phim… vừa khiến đầu óc bạn thoải mái hơn, vừa duy trì được sự nhiệt tình trong bạn. Đừng nghĩ đến những gì chưa hoàn thành, hãy hài lòng với những gì mình đã hoàn thành bạn nhé!

13. Các anh chị khóa trên có nói, em chỉ cần học tốt các môn chuyên ngành còn các muôn đại cương chỉ cần học đủ qua môn  là được. Như vậy có đúng không?
- Trả lời:
Các môn đại cương được xây dựng trong chương trình đào tạo có mục đích cung cấp kiến thức cơ bản, giúp cho SV có công cụ để nghiên cứu, học tập các môn chuyên ngành, nó ví như móng của tòa nhà, do đó việc học tốt môn đại cương giúp em có điều kiện đạt kết quả tốt hơn trong quá trình học chuyên ngành.

14. Cách học ĐH như thế nào là hiệu quả?
- Trả lời:
 Để học tốt ĐH, quan trọng nhất là tự học, cần đầu tư nhiều thời gian cho việc tự học, sau đây là một vài mẹo nhỏ để học tốt ĐH:
+ Đọc sách trước khi đến lớp.
+ Tập trung nghe giảng trên lớp vì đó là những lúc chúng ta giải quyết những thắc mắc, những vấn đề chưa hiểu khi bạn đọc sách trước ở nhà.
+ Xem lại những gì đã học ngay trong ngày. Vì thông tin kiến thức sẽ mất đi 80% sau 24h nếu bạn không xem lại bài.
+ Sử dụng các thủ thuật như: lập sơ đồ tư duy, phương  pháp đọc nhanh hiệu quả, những kỹ thuật nhớ siêu đẳng, … để ghi nhớ những công thức, những điều cần nhớ và áp dụng nó vào những trường hợp tương tự để biết cách sử dụng và sáng tạo trong điều kiện mới.

15. Kỹ năng mềm có cần thiết không? Nếu muốn học thì em phải học ở đâu cho tốt?
- Trả lời: 

+ Đối với sinh viên thì kỹ năng mềm là một trong những kỹ năng quan trọng. 
+ Nếu có điều kiện bạn có thể đi học các lớp bổ trợ kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,..
+ Nếu không có điều kiện đi học bạn có thể tham gia các câu lạc bộ, các group để nâng cao kỹ năng mềm của mình. Đó là môi trường để bạn rèn luyện các kỹ năng cần thiết cũng là nơi để bạn sử dụng các kỹ năng bạn đã được học.

16. Em vừa muốn tham gia các câu lạc bộ, các phong trào đoàn thể nhưng sợ ảnh hưởng nhiều đến việc học. Làm thế nào để có thể cân bằng thời gian để em vừa có thể tham gia các câu lạc bộ, phong trào đoàn thể nhưng không ảnh hưởng nhiều đến việc học?
- Trả lời:
Muốn vừa tham gia các hoạt động, vừa học tập tốt trước hết bạn phải quản lý thời gian biểu của mình một cách hợp lý. Bạn nên đưa ra thời khóa biểu, sắp xếp cụ thể thời gian học tập, sinh hoạt ngoại khóa và thời gian nghỉ ngơi của mình. Nhưng điều quan trọng nhất là bạn phải thực hiện đúng kế hoạch mà bạn đã đưa ra thì kết quả bạn nhận được mới thực sự tốt. Nên chọn một vài hình thức sinh hoạt hoặc CLB đúng sở thích hoặc cần cho chuyên môn của mình để tham gia. Xác định việc học là chính và nghỉ ngơi hợp lý (tham gia các CLB) cũng là góp phần học tập tốt.

17. Muốn học tập tốt tại trường đại hoc thì em cần chuẩn bị những  gì?
- Trả lời:
Muốn học tập tốt tại trường đại học thì điều cần thiết nhất là bạn phải sắp xếp được thời gian của mình một cách hợp lý. Thứ hai, bạn nên đi học đầy đủ, làm tất cả các bài tập được giao cho, chuẩn bị bài trước khi đến lớp,… Ngoài ra, bạn còn phải biết tự nâng cao các kỹ năng cho bản thân như; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng đàm phán,… bằng việc tham gia các khóa huấn luyện, các câu lạc bộ.

18. Khi sinh viên bị quên mật khẩu truy cập tài khoản online thì phục hồi như thế nào? 
- Trả lời:
Sinh viên phải liên hệ Trung Tâm Thông Tin để phục hồi mật khẩu.

19. Khi có việc bận đột xuất, sinh viên gửi đơn xin phép ở đâu?
- Trả lời:
 Sinh viên không cần thiết nộp đơn xin phép nghỉ học tại Văn Phòng Khoa hay phòng Công tác Học sinh - sinh viên. Tuy nhiên, sinh viên cần trình bày lý do chính đáng trước giảng viên phục trách môn học để không bị xem như vắng buổi học ngày hôm đó mà không có lý do. Giảng viên có thể yêu cầu bạn đi học bù một số buổi tại những thời điểm khác nhau để hoàn thiện kiến thức bị mất. 

20. Có cần thiết phải kích hoạt mail sinh viên không?
- Trả lời:
Có. Mỗi SV vào học tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM sẽ được cấp 1 tài khoản E-Mail. Việc kích hoạt mail SV rất có ích cho bạn, bởi các thông tin từ trường sẽ được thông báo cho bạn qua địa chỉ mail này.

21. Làm sao để xem thời khóa biểu, xem lịch thi, xem điểm thi, các học phần tích lũy được cũng như học phí của mình?
- Trả lời:
SV đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn như sau: Username: MSSV; Password: MSSV (khuyến khích SV thay đổi password); SV vào chọn các mục mình muốn xem để xem nội dung.

22. Xem lịch thi cuối học kỳ ở đâu?
- Trả lời:
 Sinh viên đăng nhập vào trang online.hcmute.edu.vn để xem lịch thi cá nhân.
 

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

 

Truy cập tháng:324,155

Tổng truy cập:1,890,515

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn