Tác giả :
Ngày 14 và 15/4/2016; tại TP Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị Giáo dục ngành Kỹ thuật tại Việt Nam (VEEC) năm 2016. Hội nghị do Chương trình Liên minh Giáo dục Đại học ngành Kỹ thuật tại Việt Nam (HEEAP) tổ chức.

Chuyên gia trao đổi về tính cạnh tranh trong lao động kỹ thuật.

Hội nghị nhằm mục tiêu nâng cao khả năng kiểm định các chương trình kỹ thuật và mở rộng quan hệ đối tác chiến lược trong ngành. Hội nghị gồm với các phiên họp toàn thể, thảo luận mở và các buổi thảo luận chuyên ngành kỹ thuật đã thu hút sự tham gia của cộng đồng khoa học, các ngành công nghiệp và cơ quan chính phủ. Hội nghị năm nay tập trung vào tính cạnh tranh của nguồn nhân lực: Quan hệ đối tác thúc đẩy kỹ năng và tiêu chuẩn vốn con người.

Chương trình HEEAP được thành lập vào năm 2010 bởi Tập đoàn Intel và Đại học bang Arizona (ASU) với sự tài trợ của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID).


Trong quan hệ với Đối tác xuyên Thái Bình Dương và Cộng đồng kinh tế Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), các chương trình đào tạo kỹ thuật của Việt Nam đã bắt đầu đẩy mạnh mối liên kết công lập và tư nhân nhằm đảm bảo hệ thống giáo dục đại học cung cấp nguồn nhân lực đầu ra sẵn có với tay nghề cao phục vụ đổi mới nền kinh tế đất nước.

“HEEAP là một ví dụ nổi bật cho thấy sự khác biệt mạnh mẽ được tạo ra từ quan hệ đối tác công - tư chặt chẽ”, bà Sherry Boger, Phó Chủ tịch, Tổng Giám đốc Intel Products Việt Nam cho biết, “ASU đã dẫn dắt chương trình đạt được mục tiêu chính đề ra để hôm nay Intel tuyển dụng được những học viên ưu tú, những người đã được hưởng lợi từ sự hướng dẫn, chương trình học và các phòng thí nghiệm tiên tiến”.


Ông Ted Osius - Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phát biểu tại hội nghị.

Để thu hút thêm nhiều đối tác, với sự hỗ trợ của USAID, Intel, National Instruments, Pearson và các nhà tài trợ khác, HEEAP đã nỗ lực định hướng các trường đại học kỹ thuật và trường dạy nghề hàng đầu của Việt Nam theo tiêu chuẩn kiểm định quốc tế, trong đó có tiêu chuẩn của Hội đồng Kiểm định Kỹ thuật và Công nghệ (ABET). Dự án Hỗ trợ giáo dục cho các trường kỹ thuật (VULII) được thành lập từ năm 2012, đã cung cấp các chương trình phát triển năng lực trong hệ thống giáo dục Việt Nam, cho các đối tượng từ cán bộ viên chức các ban ngành và hiệu trưởng các trường đại học đến các cán bộ quản lý, giảng viên, chuyên viên và lãnh đạo phân khoa kỹ thuật - những người đang đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tương lai.


GS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM phát biểu.

"Trước đây chúng tôi đã có những mục tiêu chiến lược, được áp dụng từ hiệu trưởng đến đội ngũ nhân viên nhưng không thành công”, TS Đào Khánh Dư, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng chia sẻ, "giờ đây, chúng tôi phát triển dựa trên phương pháp tiếp cận từ dưới lên. Quyền làm chủ đồng nghĩa với trách nhiệm, từ đó mọi người bắt đầu chủ động hơn trước các mục tiêu chiến lược này. Đó là một thành công lớn với chúng tôi”.

Các chương trình VULII với các cuộc hội thảo và tập huấn cho nhân viên HEEAP và ASU đã và đang giúp trang bị các kỹ năng và kiến thức lãnh đạo để các nhân viên này có thể tự tin thực hiện quá trình kiểm định.

“Năm 2014, Trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành đơn vị đại học đầu tiên đạt chuẩn ABET cho hai chương trình học của mình, sau đó nhiều trường đã tìm cách trở thành thành viên của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (AUN)”, Tiến sĩ Kathy Wigal, Phó Giám đốc Chương trình Đổi mới trong Giảng dạy của ASU cho biết. 

Cho đến nay, hơn 400 giảng viên Việt Nam đã được đào tạo tại ASU và các giảng viên này đang đào tạo cho các sinh viên sắp tốt nghiệp những kỹ năng giao tiếp và ứng dụng kỹ thuật cần thiết để đáp ứng yêu cầu của các tập đoàn đa quốc gia. Năm ngoái, một nhóm giảng viên của Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh đã lần đầu được đến thăm Đại học bang Arizona trong khuôn khổ các dự án đặc biệt Internet of Things (IOT). Ngoài ra, với khoản trợ cấp trị giá 500.000 USD từ Bộ Ngoại giao Mỹ, 44 nghiên cứu sinh là những sinh viên đạt thành tích cao từ Đông Nam Á sẽ được tới Tempe, Arizona theo học tại 2 trường thành viên của ASU theo một chương trình đặc biệt của Tổng thống Mỹ Barack Obama mang tên: Sáng kiến Thủ lĩnh trẻ Đông Nam Á (YSEALI).

Tiến sĩ Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ: "Nhiều cải cách trong trường bắt nguồn từ ASU. Việc thành lập khoa Sáng tạo và Khởi nghiệp có thể xem là một ví dụ cụ thể. Bên cạnh đó, việc ứng dụng phương pháp học trực tuyến, học qua thiết bị di động và mô hình học kết hợp đã tạo ra một cuộc cách mạng trong văn hóa dạy và học tại trường”.
PV
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:149,672

Tổng truy cập:501,023

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn