Tác giả :
Kính thưa:
- Giáo sư Tiến sĩ Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam
- Bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp.HCM
- Bà Hồ Uyên, Giám đốc đối ngoại Công ty Intel Products, Việt Nam
- Bà Lê Bích Loan, Phó Giám đốc Khu Công nghệ cao Sài Gòn
- Ông Lê Văn Khôi và Ông Nguyễn Giao Hòa, đại diện Chương trình HEEAP tại Việt Nam
- Các vị khách quý

Thưa quý vị,
Thay mặt Ban Giám hiệu trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM, tôi rất hân hạnh được chào đón quý vị, những vị khách quý, đại diện của báo đài, đến tham dự với chúng tôi trong buổi lễ Khai trương Phòng học kỹ thuật số hôm nay.

Như chúng ta đã biết, nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ qua với một lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI). Nhiều khu công nghiệp mới được hình thành và nhu cầu về nguồn kỹ sư trình độ cao ngày càng tăng. Điều này đòi hỏi những thế hệ kỹ sư mới phải được trang bị những kiến thức và kỹ năng làm việc trong môi trường quốc tế. Rõ ràng, để đáp ứng nhu cầu này, việc cập nhật toàn bộ phương pháp và triết lý giáo dục mới phải được thực hiện và áp dụng vào thực tế. Mobile learning (học từ xa), online learning (học trực tuyến) và blended learning (học tích hợp) là những ví dụ cho việc cải tiến trong thời đại “Kỷ nguyên số”.

Chính phủ Việt Nam cũng đã cho thấy ngày càng có nhiều quan tâm về vấn đề này, đặc biệt là đối với hệ thống giáo dục đại học và do đó đã và đang cho phép triển khai nhiều hơn nữa những chương trình đào tạo được liên kết giữa Việt Nam và các nước khác để trang bị cho các giảng viên những kỹ năng hiện đại thích ứng với xu hướng hội nhập quốc tế. Một ví dụ tiêu biểu đó là chương trình HEEAP được tài trợ bởi Intel Việt Nam, USAID và Trường Đại học Bang Arizona. Tham gia chương trình này, các giảng viên đến từ 05 trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, được đào tạo tại Trường Đại học Bang Arizona, Hoa Kỳ về việc thiết kế chương trình học và phương pháp giảng dạy mới. Những giảng viên này sau đó sẽ là những người trang bị cho sinh viên của mình những khả năng giúp phù hợp một cách linh hoạt với nhu cầu của các doanh nghiệp quốc tế trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế. Sự ảnh hưởng của chương trình lên sự thay đổi tư duy nhận thức của giảng viên đã được thấy rõ. Thông qua hai giai đoạn của chương trình HEEAP (HEEAP 1.0 và HEEAP 2.0), Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM là trường đại học đầu tiên ở Việt Nam đã thiết kế lại chương trình giảng dạy cho tất cả 25 chương trình học bằng phương pháp tiếp cận CDIO và đồng thời tương thích với tiêu chuẩn ABET. Với sự hỗ trợ của Pearson Education, trong suốt 2 năm qua, giảng viên đã sử dụng Hệ thống quản lý học tập, trong đó giảng viên có thể thực hiện “flipped classroom” (lớp học đảo ngược). “Flipped classroom” là một hình thức học tập tích hợp mang lại hình thức giảng dạy tương tác với người học bằng cách cho sinh viên học trực tuyến trước nội dung, thường là học ở nhà, còn khi lên lớp thì sẽ làm bài tập, thảo luận và giải quyết vấn đề cùng với giảng viên. Sự tương tác giữa giảng viên và sinh viên theo cách này sẽ là sự hướng dẫn đến từng cá nhân – thay vì truyền dạy theo kiểu thuyết giảng. Điều này được biết đến thông qua các khái niệm như “backwards classroom”, “inverted classroom”. Các mô hình giảng dạy truyền thống là giao nhiệm vụ cho sinh viên đọc giáo trình và làm bài tập trong khi lắng nghe bài giảng và cuối cùng tham gia các bài kiểm tra trên lớp. Trong giảng dạy theo mô hình “flipped classroom”, sinh viên phải tự nghiên cứu trước bài học, sử dụng các bài học bằng video được các giảng viên hoặc các đơn vị khác chuẩn bị. Trên lớp, sinh viên áp dụng những kiến thức bằng cách giải quyết các vấn đề và luyện tập thông qua project-based learning (học để giải quyết vấn đề nghiên cứu) hoặc learning-by-doing (học thông qua thực hành). Những điều kể trên đang mang lại một diện mạo mới cho giáo dục kỹ thuật. Và Phòng học Kỹ thuật số được khai trương ngày hôm nay đóng vai trò quan trọng cho việc hiện thực hóa những kỹ thuật giảng dạy mới. Phòng học này giúp chúng tôi thực hiện việc giáo dục từ xa, kết nối trực tiếp với các lớp học của ASU, các giáo sư và sinh viên Hoa Kỳ và các đối tác khác tại Việt Nam. Khóa học Đào tạo kỹ sư toàn cầu đã được phát triển bởi đội ngũ giảng viên đã được tập huấn theo chương trình HEEAP của Trường ĐHSPKT TP.HCM và các giáo sư của ASU. Khóa học được thực hiện vào năm ngoái với lớp học face-to-face gồm 40 sinh viên từ 8 trường đại học hàng đầu tại Tp.HCM. Trong tương lai gần, chúng tôi dự định tổ chức một số khóa học khác với ASU giống như Kỹ sư toàn cầu.

Với vai trò Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, tôi nhấn mạnh sự cần thiết của hội nhập quốc tế. Tôi đánh giá cao những kết quả quan trọng mà chương trình HEEAP đã mang lại. Chúng tôi không chỉ có được những thay đổi về mặt tư duy giảng dạy mà còn nhận được tài trợ cho các thiết bị. Trung tâm dạy học số và Phòng học kỹ thuật số tại Trường ĐHSPKT TP.HCM là sự đầu tư tuyệt vời và có ý nghĩa mà chúng tôi đã đạt được từ chương trình. Chúng tôi chắc chắn sẽ sử dụng một cách hiệu quả nhất và rất tin tưởng mô hình học tập này sẽ tiên phong đổi mới phương pháp giáo dục đại học tại Việt Nam.

Nhân dịp này, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tổ chức USAID. Nhìn lại lịch sử vào năm 1972, Trường chúng tôi (vào thời điểm đó tên là Đại học Giáo dục) đã được xây dựng bởi dự án của USAID và các chuyên gia từ trường Đại học Southern Illinoies, Carbondale. Đến nay, dự án HEEAP và VULLI được hỗ trợ bởi USAID trong những năm gần đây cũng đã giúp chúng tôi tiếp tục cải tổ việc giáo dục kỹ thuât.

Tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bộ Giáo dục và Đào tạo, USAID, Công ty Intel Products Việt Nam, Khu Công Nghệ Cao TpHCM (SHTP), Trường Đại học Bang Arizona (ASU), Văn phòng HEEAP, Công ty Mekong Technology – nhà thầu chính và các nhà tài trợ, các đối tác đã có những đóng góp quý báu cho sự phát triển của nhà trường. Tôi đánh giá cao sự hiện diện của các đại diện báo chí và truyền thông ngày hôm nay. Các bạn đã góp phần nhân rộng tầm ảnh hưởng của các thành quả tốt đẹp chúng tôi đã và đang đạt được đến các bên liên quan của nền giáo dục trong cộng đồng. 
Cảm ơn và chúc quý vị tốt lành!

                                                                                                          Hiệu trưởng Trường ĐH SPKT TP.HCM
                                                                                                           Prof. Dr. Do Van Dzung

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:155,295

Tổng truy cập:506,646

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn