1. Sinh viên ngành CN Điện Tự Động phải đạt tối thiểu bao nhiêu tín chỉ thì mới được xét làm đồ án tốt nghiệp?
- Trả lời: Số lượng tín chỉ tích lũy không cố định trong từng học kỳ, điều này tùy thuộc vào số lượng giảng viên tham gia hướng dẫn và số sinh viên của học kỳ đó. Thông thường thì số tín chỉ tích lũy để được làm đề tài tốt nghiệp bằng tổng số tín chỉ trong chương trình học trừ đi số tín chỉ của học kỳ cuối và dao động từ 5 đến 10%.
2. Làm sao để sử dụng được Learning Peason?
- Trả lời: Xem hướng dẫn trên website BM ĐTCN, nếu vẫn không sử dụng được thì liên hệ theo địa chỉ email kèm theo để được hướng dẫn.
3. Sinh viên ngành CN Điện tự động có thể tự xin đi thực tập tốt nghiệp nhà máy vào học kỳ hè trước học kỳ chính thức được không?
- Trả lời: Nếu sinh viên muốn đi thực tập tốt nghiệp vào học kỳ hè và đã liên hệ được với công ty thì có thể gặp Trưởng hoặc Phó Bộ môn Tự Động Điều Khiển để xin giấy giới thiệu. Sau khi thực tập xong thì nộp lại báo cáo thực tập có xác nhận của công ty để Bộ môn xác nhận. SV giữ lại giấy xác nhận để kỳ sau nộp lại cho GV được phân công phụ trách.
4. Học xong ngành CN Điện tự động thì có thể làm những việc gì trong nhà máy?
- Trả lời: SV sau khi tốt nghiệp ngành CN Điện tự động thì có thể làm việc ở các vị trí: Vận hành và bảo trì các dây chuyền sản xuất; Thiết kế chương trình điều khiển cho các hệ thống điều khiển tự động.
Ngoài ra, SV có thể làm việc cho các công ty mua bán thiết bị (sale) và dịch vụ về các hệ thống điều khiển tự động
5. Sinh viên ngành CN Điện Tự Động có thi tốt nghiệp để ra trường không?
- Trả lời: Hiện nay, chủ trương của bộ môn các sinh viên ngành CNKTĐK và Tự động hóa đều phải thực hiện đồ án tốt nghiệp để cũng cố lại kiến thức, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, kinh nghiệm để khi ra trường có thể làm việc được ngay. Tuy nhiên nếu sinh viên có nguyện vọng được thi để ra trường đúng tiến độ thì sinh viên có thể làm thủ tục mở lớp như các môn học bình thường và nếu đảm bảo đủ sỉ số theo yêu cầu của nhà trường thì bộ môn sẽ mở lớp cho sinh viên học tốt nghiệp.
6. Sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật Điện-Điện Tử (Điện công nghiệp) muốn về làm công tác ở các công ty điện lực, các nhà máy điện, trạm biến áp thì phải học và bổ sung những môn học và kiến thức gì?
- Trả lời: Các em nên học chuyên sâu hơn các kiến thức về: Máy điện, an toàn điện, Hệ thống điện, Cung cấp điện, hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển, CAD trong kỹ thuật điện nâng cao, giải tích mạng điện và mô phỏng trên máy tính, Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm các thông tin: Quy phạm trang bị điện, Quy trình kỹ thuật an toàn điện, Luật điện lực 2012, thông tư 32 BCT,.... http://dien-congnghiep.com/tai-lieu-ky-thuat.html; http://dien-congnghiep.com/ho-tro-ky-thuat.html
7. Chương trình đào tạo sinh viên chuyên ngành Kỹ Thuật Máy Tính chia ra các hướng chính nào?
- Trả lời: Chuyên ngành chia thành 2 lĩnh vực chính là:
- Hệ thống nhúng: khảo sát về các họ vi điều khiển 8-32bit của (Atmel, ARM, ST…) các dòng FPGA của Altera và Xilinx. Lập trình firmware và software cho hệ thống nhúng, xây dựng các giao diện người dùng (HMI-GUI) sử dụng ngôn ngữ lập trình C, C# và Qt
- Thiết kế vi mạch (tương tự và mạch số) sử dụng ngôn ngữ mô tả Verilog, VHDL trên các công cụ thiết kế như: Quartus, ModelSim (edu) hoặc Synopsys (industrial) hoặc các công cụ layout mạch tương tự như Cadence, L-Edit…Môi trường khảo sát thiết kế trên Windows hoặc Linux
8. Một số công ty tuyển dụng sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật máy tính là gì?
- Trả lời: Về lĩnh vực hệ thống nhúng sử dụng vi điều khiển và FPGA: Datalogic, DataSystem, Sonion, Renesas, National Instrument, FPT software…Về lĩnh vực thiết kế vi mạch: ICDREC, Renesas, Arrive Technology…
9. Chúng em học ngành CN Kỹ thuật điện tử truyền thông năm 3, muốn chuẩn bị làm đồ án tốt nghiệp trước, vậy chúng em có thể liên hệ với thầy cô nào để đăng ký đề tài?
- Trả lời: Thông thường, đầu HK cuối cùng SV sẽ được Bộ môn chọn làm ĐATN theo điểm số tích lũy. Tuy nhiên, SV có thể chuẩn bị trước 1 HK để có thời gian và đề tài đạt chất lượng tốt hơn. Ngoài ra SV có thể gặp trực tiếp GV giảng dạy theo chuyên ngành mình yêu thích để đăng ký đề tài. Những trường hợp này SV nên gặp trực tiếp Trưởng Bộ môn để xin ý kiến trước khi gặp GV.
10. Chúng em có được chọn học các môn tự chọn không?
- Trả lời: SV ngành CN Kỹ thuật điện tử truyền thông có 10TC tự chọn (5 môn), trong đó 6TC chọn chung giữa Điện tử viễn thông và Điện tử công nghiệp, 4TC chọn riêng. Về lý thuyết, SV có thể chọn tùy ý các môn tự chọn trong nhóm môn học tự chọn Khoa đưa ra. Tuy nhiên, nếu số lượng SV chọn 1 môn ít quá (thường <20SV) thì Phòng ĐT sẽ hủy lớp.
11. Từ khoá 2012 áp dụng chương trình 150 tín chỉ, em còn nợ môn Điện tử cơ bản 2 (3TC) thì phải học môn nào thay thế?
- Trả lời: Môn học thay thế là Điện tử cơ bản (4TC).Danh sách các môn học tương đương bộ môn đã gửi lên PĐT cập nhật. Em có thể tham khảo danh sách môn tương đương ờ VP Khoa/Đội Ngũ Tư Vấn Viên/Trưởng BM/Web Site Khoa.
12. Sinh viên học chưa đậu môn mạch điện 1 & 2 sẽ học thay thế như thế nào trong chương trình mới 150TC
- Trả lời: Những SV chưa đậu môn mạch điện 1&2 có thể học tương đương bằng môn Mach Điện 4 TC trong chương trình mới 150 TC.
13. Sinh viên có thể tự đăng ký học môn thay thế thuộc bộ môn CSKTĐ hay không?
- Trả lời: Môn học thay thế chỉ được thay thế khi có xác nhận của ban chủ nhiệm bộ môn sau khi đã xem xét số tín chỉ, nội dung môn học có tương đương hay không.
14. Ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Máy Tính thuộc Bộ Môn Điện Tử Viễn Thông khác với các ngành Khoa Học Máy Tính, Kỹ Thuật Phần Mềm bên Khoa CNTT như thế nào?
- Trả lời: Ngành CN Kỹ Thuật Máy Tính tập trung vào sự kết hợp giữa phần cứng và phần mềm. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta được bao quanh bởi hệ thống và thiết bị điện tử và hầu hết chúng dựa trên phần mềm để làm vệc. Trong vài trường hợp, đó là hình thức của firmwave, được nhúng vào bên trong thiết bị như hệ điều hành của điện thoại thông mình hoặc tablet. Ngành KTMT là chương trình tương tác giữa điện tử (hardware) và phần mềm (software). Thông thường, chúng ta cần một kỹ sư điện tử để thiết kế phần cứng máy tính và một kỹ sư phần mềm để viết chương trình phần mềm. Tuy nhiên, sinh viên ngành KTMT sau khi ra trường có thể thiết kế toàn bộ một điện thoại di động bao gồm cả phần cứng và phần mềm để làm thiết bị phần cứng hoạt động. Đây là chương trình đổi mới kết hợp cả phần cứng và phần mềm, nó đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, nhà nghiên cứu, chuyên gia kỹ thuật những người sẽ sáng tạo, khám phá và thực hiện những thế hệ tiếp theo của sản phẩm và hệ thống vì sự thay đổi nhanh chóng của thế giới. Ngành Khoa Học Máy Tính Và Công Nghệ Phần Mềm tập trung nghiên cứu cách những máy tính được lập trình để có thể làm việc trong môi trường mới. Ngành Khoa Học Máy Tính liên quan cơ sở lý thuyết thông tin có thể thực thi và triển khai các ừng dụng như các vấn đề về trí tuệ nhân tạo, tính toán tốc độ cao, hệ thống thị giác máy tính. Ngành Công Nghệ Phần Mềm phù hợp cho những sinh viên yêu thích phát triển phần mềm như Java, C#.NET, tới C++.
15. Sinh viên học ngành công nghệ kỹ thuật Điện-Điện Tử (Điện công nghiệp) muốn về làm công tác ở các công ty tư vấn thiết kế điện thì phải học và bổ sung những môn học và kiến thức gì?
- Trả lời: Các em nên học chuyên sâu hơn các kiến thức về: Máy điện, an toàn điện, Hệ thống điện, Cung cấp điện, hệ thống thu thập dữ liệu và điều khiển, CAD trong kỹ thuật điện nâng cao, giải tích mạng điện và mô phỏng trên máy tính, Ngoài ra, các em có thể tìm hiểu thêm các thông tin: Quy phạm trang bị điện, Quy trình kỹ thuật an toàn điện, Luật điện lực 2012, thông tư 32 BCT, các tiêu chuẩn về thiết kế mạng điện động lực, hệ thống điện nhẹ, PCCC, Auto CAD, đọc nhiều thêm các Catalog thiết bị điện, đóng cắt và bảo vệ của các công ty ABB, Schneider, LS, Mitsubishi, …
Các em có thể tham khảo trang web:
http://dien-congnghiep.com/tai-lieu-ky-thuat.html
http://dien-congnghiep.com/ho-tro-ky-thuat.html
16. Em rất thích học môn Điện tử công suất và Điện tử cơ bản vì nó có nhiều ứng dụng thực tế, em có nguyện vọng làm TA cho các thầy cô dạy hai môn này
- Trả lời: Cảm ơn em đã quan tâm đến vấn đề này. Nếu em có điểm trung bình hai môn học ĐTCS và ĐTCB lớn hơn 8.0 và điểm trung bình tích luỹ trên 7.0, thì đầu HK mới em liên hệ bộ môn để được giới thiệu làm TA nhé
17.
Đăng kí và thực hiện vệ sinh môi trường dành cho SV khoa Điện - Điện tử như thế nào?
Hình thức đăng kí:
- Ban cán sự lớp lập danh sách sinh viên tham gia, thời gian thực hiện (kèm số điện thoại,email người phụ trách) nộp về văn phòng Đoàn Khoa Điện-Điện Tử (Lầu 2 Khu C).
- Thời gian:10h đến 11h30 từ thứ 2 đến thứ 5 hàng tuần.
- Yêu cầu: Đăng kí trước 1 tuần,đăng kí làm liên tiếp trong 4 tuần tiếp theo. Buổi sáng tối đa 16 người, buổi chiều tối đa 20 người. Sau khi đăng kí Ban Quản Lý sẽ thông báo lịch làm việc qua kênh thông tin facebook: Công Tác Xã Hội_Điện Điện tử_SPKT hoặc qua email người phụ trách.
- Khi có ngày trống Ban Quản Lý sẽ thông báo và cho các bạn đăng kí tự do qua mạng.
Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Sáng từ 7h00-8h30 , Chiều từ 16h30 đến 18h.
- Địa điểm thực hiện: Xung quanh khu C, Khu D và phần sân cỏ giữa khu A trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật TP.Hồ Chí Minh.
- Địa điểm lấy dụng cụ: Tập trung đúng giờ tại sảnh khu D gần cầu thang (gần khu ghế đá) Lúc này có Ban Quản Lý giao công cụ.
Công việc:
Buổi sáng: Khuôn viên ngoài trời quanh khu C, khu D và phần sân cỏ giữa khu A.
Quét và giữ sạch đường đi, bãi cỏ , bồn hoa, tiêu cảnh, vườn cây hằng ngày. (Quét rác, nhặt bao nylon, cành và lá cây…)
Rác đổ vào thùng hằng ngày đúng nơi quy định đảm bảo về quy định phòng cháy chữa cháy ( Không đốt rác).
Buổi chiều: Cầu thang, hành lang, sảnh của các tòa nhà Khu C , Khu D và Khu A
Vệ sinh hàng ngày đảm bảo khô ráo sạch sẽ (Quét dọn đất cát và rác; lau chùi các vết bẩn dưới sàn, mép tường, trên tay vịn).
Làm tốt công việc mỗi buổi các bạn được cộng 2.5đ CTXH.
SV đăng kí mà không tham gia sẽ bị trừ điểm.
Thông tin chi tiết: liên hệ Facebook: Công Tác Xã Hội_Điện Điện tử_SPKT
Người Phụ trách: Nguyễn Thanh Thảo, ĐT: 0967355406.
18. Thời gian thực tập tốt nghiệp chỉ có 2 tuần lễ, như vậy là có quá ngắn không? có nên cho thực tập thời gian khoảng 2 tháng thì mới có hiệu quả?
- Trả lời: Thời gian thực tập theo chương trình 2 tuần lễ theo quy định của chương trình đào tạo. Nếu các em muốn thực tập thêm thì cần có sự đồng ý của quý cơ quan công ty cho phép thì các em có thể gặp chủ nhiệm bộ môn để xin giấy giới thiệu.