Tác giả :

 

Ngày 26/08/2024, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) đã tham gia Tọa đàm Chia sẻ học liệu và đội ngũ trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam và dự kiến tham gia ký kết thỏa thuận hợp tác chia sẻ học liệu và đội ngũ giảng viên/chuyên gia.



Tọa đàm chia sẻ học liệu và đội ngũ trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam

 

Chương trình do Trường Đại học Luật, Đại học Huế (HUL) tổ chức tại HUL trong khuôn khổ hoạt động của Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam (VLSN) nhằm thúc đẩy sự hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực giữa các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam. Chương trình có sự tham gia của đại diện 27 cơ sở đào tạo Luật trên khắp cả nước, cùng với sự hiện diện của nhiều chuyên gia và học giả đầu ngành. 

 

Mở đầu chương trình, PGS. TS. Đoàn Đức Lương – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Huế, Chủ tịch Ban điều hành VLSN đã phát biểu chào mừng và báo cáo đề dẫn, nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc chia sẻ học liệu và đội ngũ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo Luật tại Việt Nam. Ông cũng khẳng định rằng, việc thiết lập thỏa thuận hợp tác chia sẻ này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các cơ sở đào tạo, giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường năng lực giảng dạy, cũng như chất lượng đào tạo.

 


PGS. TS. Đoàn Đức Lương phát biểu chào mừng tại Tọa đàm

 

Trong khuôn khổ Tọa đàm, các tham luận đã được trình bày bởi các báo cáo viên là những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo Luật. Các tham luận bao gồm:
● Tham luận 1: “Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả chia sẻ đội ngũ giảng viên/chuyên gia” do PGS. TS. Mai Văn Thắng – Trưởng phòng Quản lý Khoa học và Hợp tác Phát triển, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội trình bày.
● Tham luận 2: “Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả chia sẻ học liệu, thư viện” do ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên – Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Luật TP.HCM trình bày.
● Tham luận 3: “Thuận lợi, khó khăn và giải pháp nâng cao hiệu quả trao đổi giảng viên, chuyên gia và học liệu ở các cơ sở đào tạo Luật ngoài công lập” do TS. Phan Minh Phụng – Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trình bày.

 


ThS. Ngô Kim Hoàng Nguyên – Giám đốc Trung tâm Thông tin – Thư viện, Trường Đại học Luật TP.HCM trình bày tại Tọa đàm


 

TS. Phan Minh Phụng – Phó Trưởng khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) trình bày tham luận tại Tọa đàm

 

Các bài tham luận tại buổi tọa đàm tập trung phân tích thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả chia sẻ đội ngũ giảng viên, chuyên gia, và học liệu giữa các cơ sở đào tạo Luật. Những ý kiến đóng góp từ các báo cáo viên và đại diện các cơ sở đào tạo, bao gồm cả các cơ sở ngoài công lập, đã tạo ra không khí thảo luận sôi nổi, làm rõ các định hướng và chiến lược hợp tác trong tương lai, đồng thời vẽ nên một bức tranh toàn diện về tình hình hợp tác trong lĩnh vực đào tạo Luật tại Việt Nam.

 

Tiếp theo chương trình, các đại biểu đã có phần trao đổi, thảo luận sâu sắc với khoảng 17 phát biểu của các đại biểu đến từ các cơ sở đào tạo ngành Luật về dự thảo biên bản hợp tác chia sẻ học liệu và đội ngũ giữa các cơ sở. Ngay sau đó, ban tổ chức tiến hành điều chỉnh nội dung biên bản và tiến hành tổ chức ký kết Biên bản Thỏa thuận nguyên tắc hợp tác chia sẻ học liệu và đội ngũ trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam. Biên bản này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc củng cố và mở rộng hợp tác giữa các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam, với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và nghiên cứu pháp Luật. Thỏa thuận hợp tác này không chỉ là sự cam kết về việc chia sẻ tài nguyên học liệu mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi giảng viên/chuyên gia giữa các Trường, nhằm phát huy tối đa nguồn lực và nâng cao năng lực đào tạo của từng cơ sở. 

 

Kết thúc sự kiện, đại diện của hơn 10 đơn vị đồng ý ký kết thỏa thuận nguyên tắc hợp tác, trong đó có Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM. Có 03 đại diện ký kết trực tiếp trước sự chứng kiến của toàn thể đại biểu tham dự Tọa đàm.

 

Đại diện 03 đơn vị ký kết Biên bản Thỏa thuận nguyên tắc hợp tác chia sẻ học liệu và đội ngũ trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam

 

HCMUTE, với ngành Luật mới được thành lập trong những năm gần đây, vinh dự nhận quyết định trở thành thành viên thứ 62 của VLSN vào ngày 13/08/2024. Sự tham gia này không chỉ đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình phát triển của ngành Luật tại Trường mà còn mở ra nhiều cơ hội hợp tác với các cơ sở đào tạo Luật khác trên toàn quốc. Đặc biệt, năm nay cũng là năm kỷ niệm 62 năm thành lập Trường, một dấu mốc đáng nhớ trong hành trình xây dựng và phát triển của HCMUTE. Việc gia nhập VLSN khẳng định vai trò của HCMUTE trong việc đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành giáo dục nói chung và việc đào tạo ngành Luật tại Việt Nam.

 


ThS. Nguyễn Thị Tuyết Nga – Trưởng Trung tâm Thực hành nghề Luật HCMUTE trao đổi tại Tọa đàm

 

Chương trình Tọa đàm Chia sẻ học liệu và đội ngũ trong mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam là một phần trong chuỗi hoạt động của VLSN nhằm thúc đẩy sự phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo Luật trên cả nước, đồng thời là minh chứng cho nỗ lực không ngừng của các cơ sở đào tạo trong việc hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau.

 

Mạng lưới các cơ sở đào tạo Luật tại Việt Nam (Vietnam Law Schools Network – VLSN), được thành lập vào tháng 09/2019 và đến nay đã thu hút sự tham gia của 66 cơ sở đào tạo Luật trên cả nước. VLSN là một tổ chức hợp tác chuyên môn nhằm kết nối các Trường Đại học, Học viện và cơ sở giáo dục Luật, trở thành diễn đàn hữu ích để trao đổi học thuật, giảng viên và sinh viên. Mạng lưới này thúc đẩy chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển chuyên môn trong lĩnh vực pháp Luật tại Việt Nam. Từ khi thành lập, VLSN đã khẳng định vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác và đóng góp vào các chính sách giáo dục Luật cũng như các vấn đề pháp lý quan trọng của đất nước.


Tổng hợp: Hoàng Tú
Ảnh: HUL


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:113,359

Tổng truy cập:464,710

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn