Tác giả :

Sáng ngày 11/5/2018, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam phối hợp với Ban chủ nhiệm CLB Sư Phạm Kỹ Thuật  tổ chức buổi Hội thảo “Chuẩn hóa công tác đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học và sau đại học: Định hướng và những bước đi” tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành Phố Hồ Chí Minh nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động của CLB khối Sư phạm Kỹ thuật, Trao đổi, thảo luận và thống nhất những vấn đề liên quan đến chủ đề hội thảo; Xác định những kiến nghị, đề xuất cần thiết trình Hiệp hội để gửi đến các cơ quan chức năng, nhằm giải quyết các khó khăn chung trong đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp của khối Sư phạm Kỹ thuật hiện nay và định hướng phát triển trong giai đoạn sắp tới. 

Tham dự hội thảo, về phía Hiệp hội các trường CĐ và ĐH có GS.TS Trần Hồng Quân - Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐHCĐ Việt Nam, về phía Ban chủ nhiệm CLB các trường SPKT có GS.TS Trần Trung - Nguyên Hiệu trưởng trường ĐHSPKT Hưng Yên, Chủ nhiệm CLB các trường SPKT, PGS.TS Đỗ Văn Dũng - Hiệu trưởng ĐH SPKT TPHCM, Phó Chủ nhiệm CLB TS. Trần Văn Khiêm - Hiệu trưởng ĐHSPKT Nam Định, PGS.TS Hoàng Thị Minh Phương - Hiệu trưởng trường ĐHSPKT Vinh, Phó Chủ nhiệm CLB, TS. Lê Hồng Kỳ - Phó Hiệu trưởng trường ĐHSPKT Vĩnh Long, PGS.TS Phan Cao Thọ - Hiệu trưởng trường ĐHSPKT – Đại học Đà Nẵng, PGS. TS Ngô Văn Thuyên - Chủ tịch Hội đồng trường ĐH SPKT TPHCM, TS. Trương Thị Thu  Hương - Trưởng Khoa Sư phạm kỹ thuật - Đại học Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên, cùng đại diện lãnh đạo các trường/khoa/viện/tổ chức doanh nghiệp tham gia CLB các trường SPKT, CBVC Viện SPKT ĐHSPKT TPHCM. 


GS.TS Trần Hồng Quân trao cờ CLB cho GS.TS Trần Trung

Phát biểu khai mạc hội thảo:  PGS.TS Đỗ Văn Dũng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên khoa học công nghệ - cách mạng số đòi hỏi các trường cần phải đổi mới liên tục, tránh lạc hậu. Để làm được điều đó chúng ta cần bắt đầu từ việc thiết kế lại chương trình, đổi mới phương pháp đánh giá từ đó thay đổi văn hóa làm việc của giáo viên, chương trình tập huấn giảng viên tại nước ngoài, đưa những ưu điểm của chương trình ĐH các nước tiên tiến vào các chương trình đào tạo. Chuyển từ các mô hình học tập truyền thống sang mô hình “Học qua dự án”, người thầy đóng vai trò là người hướng dẫn. Chương trình học qua dự án giúp sinh viên phát huy tính sáng tạo, khả năng làm việc nhóm khắc phục  nhược điểm của các trường hiện nay là  chia ngành nghề theo kiểu cũ trong khi trong thời đại số đòi hỏi các thiết bị cần phải tích hợp kiến thức liên ngành.” 


PGS.TS Đỗ Văn Dũng – Hiệu trưởng ĐH SPKT Tp.HCM Phát biểu khai mạc Hội thảo

 Thầy Dũng chia sẻ: “Hệ thống các trường nên chia sẻ tài nguyên giảng dạy trên cùng một hệ thống, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển đồng nhất hệ thống kiến thức của sinh viên cả nước, tiết kiệm kinh phí và phát huy hiệu quả của các dự án đầu tư”
Phát biểu tại buổi hội thảo, GS.TS Trần Trung nói: “Xã hội đổi mới, bắt buộc chúng ta phải đổi mới. Hội thảo mong muốn tạo ra sự  chuyển mình của các trường đặc biệt trong khối các trường sư phạm kỹ thuật. Các trường cần học tập và phát huy thành quả của các trường đi trước. Theo thống kê Bộ LĐTBXH: 2018 có 25% lao động được đào tạo, còn đến 75% lực lượng lao động không được đào tạo, đặt ra thách thức cho chúng ta chúng ta trong việc chuẩn hóa trình độ cho lực lượng lao động.  Bắt đầu từ hệ thống đào tạo giáo viên dạy nghề, sư phạm kỹ thuật. Buổi hội thảo cần phải tạo ra sự thay đổi, tác động đến sự phát triển hệ thống các trường Sư phạm Kỹ thuật. “Chuẩn hóa và xác định bước đi” để có những bước tiến dài hơn. Vấn đề được giải quyết giúp nâng cao nâng suất lao động, hướng đến mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước có hệ thống công nghiệp, kỹ thuật phát triển”.


GS.TS Trần Trung – Chủ nhiệm CLB phát biểu ý kiến chỉ đạo tại hội thảo

Các trường trình bày ý kiến tham luận tại hội thảo: ĐH SPKT Hưng Yên với đề tài: “Một số suy nghĩ về yêu cầu chuẩn hóa đào tạo Giáo viên Giáo dục nghề nghiệp”, ĐH SPKT Nam Định đề tài: “Một vài khía cạnh về thực trạng và giải pháp nhằm chuẩn hóa công tác đào tạo giáo viên và nhà giáo giáo dục nghề nghiệp”, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long với đề tài: “Định hướng phát triển, đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp tại trường ĐH sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long”, ĐH Sư phạm Kỹ thuật Đà Nẵng đi vào một khía cạnh hẹp của vấn đề: “Thế nào là giáo viên giáo dục nghề nghiệp? Thế nào là giáo viên đạt chuẩn”, Khoa sư phạm Kỹ thuật ĐH Kỹ thuật Công nghiệp Thái Nguyên mang đến tham luận “Những Vấn đề trong công tác đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp, thách thức, quyền lợi”. 


PGS.TS Hoàng Thị Minh Phương – Hiệu trưởng trường ĐH SPKT Vinh trình bày tham luận tại Hội thảo

Sau các ý kiến tham luận, Đoàn chủ tọa gồm GS.TS Trần Hồng Quân, GS.TS Trần Trung, PGS.TS Đỗ Văn Dũng điều hành hội thảo thảo luận các vấn đề đã trình bày, giải quyết các vấn đề. Đưa ra các định hướng hoạt động trong thời gian tới. 


Đại biểu tham gia thảo luận

GS.TS Trần Hồng Quân phát biểu chỉ đạo: “Các trường đã có định hướng phát triển rất tốt, tuy nhiên còn lo lắng nhiều vấn đề, đặc biệt là các vấn đề pháp lí, về mã ngành, vấn đề cắt khúc quản lí. Các trường nên tổ chức nghiên cứu một cách bài bản về sự phát triển của cách mạng công nghiệp, nó là cơ hội, tuy nhiên cũng là lời cảnh báo. Các trường nên nghiên cứu thực hiện chương trình liên kết trong đào tạo đặc biệt là xây dựng hệ thống tài nguyên giáo dục chung cho các trường, đội ngũ cán bộ giảng dạy chung, phát triển hệ thống hạ tầng mạng. Xây dựng liên kết quốc tế chung giữa các trường.” 


GS.TS Trần Hồng Quân – Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH CĐ Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Sau hơn 4 giờ làm việc, Hội thảo “Chuẩn hóa công tác đào tạo giáo viên giáo dục nghề nghiệp trình độ đại học và sau đại học: Định hướng và những bước đi” đã kết thúc thành công tốt đẹp, bước đầu giải quyết được những vấn đề gặp phải trong công tác đào tạo của các trường trong hệ thống Sư phạm Kỹ thuật: các trường cần phải tự đổi mới mình và đưa chương trình đào tạo đi vào thực tiễn. Hội thảo cũng đặt ra những khó khăn, thử thách còn tồn tại đồng thời vạch ra những định hướng, những bước đi rõ ràng cho sự phát triển chung của câu lạc bộ. 
Tin: Hoài Thanh
Ảnh: Nguyễn Hoàng
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 
 

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:75,026

Tổng truy cập:75,026