Tác giả :
     Thời điểm nóng nhất tuần 09 – năm học 2014 rơi vào ngày 23/10 với đỉnh điểm là sự bùng nổ bởi 2 sự kiện lớn: cuộc thi Dancing Robot và ngày hội giao lưu – tuyển dụng – việc làm 2014. 

Dancing Robot: Thương hiệu và chất lượng
     Cuộc thi Dancing robot được tổ chức lần thứ 4, quy tụ 72 đội tham gia, hứa hẹn diễn biến cuộc thi với nhiều nội dung hấp dẫn, lôi cuốn người xem. So với lần đầu tiên tổ chức năm 2012, cuộc thi đã phát triển mạnh mẽ trong giới sinh viên, thể hiện rõ ràng qua số đội tham gia tăng từ 20 lên 72. Chất lượng công nghệ và kĩ thuật chế tạo có sự thay đổi rõ theo hướng tiến bộ, hiện đại. Nguyên nhân này, bắt nguồn từ sự phổ biến của công nghệ cũng như sự đam mê tìm hiểu khoa học của sinh viên. Cuộc thi do khoa Cơ Khí Máy tổ chức, bên cạnh sự phối hợp về nhiều mặt cùng các phòng ban khác trong sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc từ ban Giám hiệu Nhà trường.


   Sinh viên nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm robot. Ảnh: Đức Thọ


Cuộc thi Robot Dancing năm 2013. Ảnh: facebook DancingRobotSpkt

  Theo tin tức mới nhất, ông Nguyễn Trường Thịnh, phó Chủ nhiệm khoa Cơ Khí Máy, cho biết: “Cuộc thi Dancing Robot là điểm nhấn của Nhà trường trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và là nét riêng về mặt kĩ thuật so với nhiều trường khác. Trường là nơi duy nhất tổ chức cuộc thi này tại khu vực phía Nam nói chung và TP. HCM nói riêng”. Trong quá trình tổ chức cuộc thi hầu như không gặp phải bất kì khó khăn nào bởi sự ủng hộ từ phía lãnh đạo Nhà trường, hơn nữa sinh viên tham gia nhiệt tình cùng sự đua tranh hấp dẫn về mặt trí tuệ giữa các robot và người chế tạo. Cuộc thi không hạn chế số lượng và cân nặng robot, dù vậy, theo nhiều chuyên gia: Robot cỡ lớn sẽ di chuyển chậm hơn, nhiều kinh phí hơn. Chính lý do này, khiến các robot cỡ nhỏ được chế tạo với số lượng lớn chứa linh kiện tinh vi hơn, dù vậy, với sự phát triển công nghệ, các vi điều khiển, cảm ứng âm thanh đã phổ biến. 
     Với chuyên ngành chế tạo, kĩ thuật nội quy thi Dancing Robot quyết định phương thức hoạt động và tạo hình Robot. Phải vững vàng kiến thức mới mong chế tạo hiệu quả.Cuộc thi ngày 23/10, chia thành 9 bảng, mỗi bảng 8 đội.Chọn 18 đội vào vòng 2 và cuối cùng là trận chung kết gồm 6 đội đấu theo hình thức 1:1, với 3 đội thành công nhất với tổng giá trị giải thưởng lên đến 50 triệu đồng. Robot sẽ phạm qui nếu ngã, xô đẩy robot khác, và phải cảm thụ được giai điệu bài hát bất kì: cải lương, dancing... Việc nhảy theo điệu nhạc, ảnh hưởng lớn đến chuyển động của Robot, dễ dẫn đến nguy cơ chập cháy. Công nghệ được áp dụng phổ biến trong việc chế tạo Robot là vi điều khiển.
Cách đây 20 năm, muốn chế tạo thành công robot, đòi hỏi phải có trình độ cao, kiến thức sâu.Các đội thất bại trong vòng thi tháng 10, vẫn có thể tham gia vòng thi tháng 12.Robot phải cảm nhận được âm thanh, robot hầu hết được chế tạo mang hình người với nhiều hình thù khác nhau là sản phẩm của trí tưởng tượng.Mỗi bài thi trong cuộc thi ngày 23/10 với vòng 1, 2 kéo dài 3 phút cùng những bài hát bất kì. Riêng với “vũ môn” cuối cùng, các đội được tự chọn bài hát sở trưởng, phát huy  thế mạnh robot của mình. Yêu cầu cuộc thi không hề đơn giản: Robot phải cảm thụ và nhảy theo điệu nhạc. Toàn bộ robot phải tồn tại dưới chế độ tự động hóa, người chế tạo chỉ đặt Robot vào vị trí trong sàn đấu. 
     Mỗi đội có nhiều thành viên, góp sức cùng thực hiện.Do đó, robot là sản phẩm của tập thể và trí tuệ chung. Với sự đoàn kết và ý chí phấn đấu trong học tập và nghiên cứu, sinh viên Nhà trường luôn phát huy tinh thần tập thể, sáng tạo, hợp tác cùng phát triển.
     Quan điểm của nhà trường trong vấn đề phát triển robot luôn thể hiện rõ ràng: “Nhà trường luôn chú trọng phát triển toàn diện các mặt, không riêng gì Robot. Học gắn liền với thực hành. Cuộc thi tháng 12 sắp tới, các trường khác như: Bách Khoa, Lạc Hồng, Công Nghệ … cũng sẽ tham gia”. Về lĩnh vực cơ điện tử ( robot là 1 mảng quan trọng), có nhiều đánh giá cho rằng: Đơn vị đại học SPKT rất mạnh tại khu vực phía Nam, học gắn liền với thực tế. Bởi vậy, ông Nguyễn Trường Thịnh cho biết thêm: “Nhà trường luôn tạo cơ chế thuận lợi cho sinh viên, gắn việc chế tạo robot với nghiên cứu khoa học. Sinh viên có thể làm nghiên cứu khoa học về đề tài này”.
     Trong lĩnh vực nghiên cứu Robot, Nhà trường khuyến khích tổng hòa ứng dụng các kiến thức vào toàn bộ sản phẩm. Hiện nay, không ít sinh viên khóa 2014 bắt đầu tham gia nghiên cứu và chế tạo Robot, cho thấy niềm đam mê, khát khao chinh phục kiến thức khoa học. Với những thành viên trẻ tuổi, việc thử nghiệm và sai lầm trong chế tạo là không thể tránh khỏi.  Muốn chế tạo thành công phải qua nhiều lần thử nghiệm bởi công việc nghiên cứu khoa học khó có thể thành công ngay trong lần đầu tiên, cũng từ đây nảy sinh vấn đề kinh phí. Mục đích cao nhất: Tổng hòa kiến thức trong việc chế tạo Robot, sinh viên ra trường ứng dụng toàn bộ kiến thức đã học vào công việc.
     Hiện nay, 1 số đội đã sử dụng điện thoại di động để điều khiển Robot, tuy nhiên chưa có sự ứng dụng rộng rãi.Điều khiển Robot bằng Smartphone – Đây cũng là mục tiêu trong năm tới cuộc thi Dancing Robot hướng đến.Với nhiều phong cách từ cổ điển đến hiện đại, giảng viên không hề tham gia hướng dẫn, không qui định thời gian chế tạo, không hạn chế công nghệ trong hay ngoài nước. Có thể chuẩn bị trước từ 2 năm hoặc thời gian dài hơn, sinh viên ra trường vẫn có thể tham gia. Bên cạnh đó, việc chế tạo Robot nhảy theo người khiêu vũ cũng đang được chú trọng thực hiện.

Ngày hội giao lưu – tuyển dụng – việc làm 2014
     Ngày 23/10, diễn ra ngày hội giao lưu – tuyển dụng – việc làm 2014 với sự tham gia của 25 doanh nghiệp. Công ty BOSCH Việt Nam, là nhà tài trợ vàng cũng đưa ra chương trình tuyển dụng 1 số vị trí tại công ty. Ngày hội “ giao lưu – tuyển dụng – việc làm 2014” năm nay có 25 doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, việc 6 suất học bổng Jesco Asia cũng sẽ diễn ra, mỗi suất trị giá 7 triệu đồng. Ngoài ra, chương trình Dancing Robot năm 2014 cũng chính thức khởi tranh.
Đức Thọ
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:146,247

Tổng truy cập:497,598

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn