Tác giả :

 

Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE) vừa vinh dự có hai giảng viên đạt giải "Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học năm 2024". Thạc sĩ Hà Thị Huế giành Giải Nhì với công trình nghiên cứu về “Khả năng kháng oxy hóa và ức chế tyrosinase trên tế bào của nấm linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum)” và công trình ‘Phát triển hệ thống game cho hệ thống hỗ trợ tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp cổ chân’ của Tiến sĩ Trần Vi Đô nhận Giải Khuyến khích. 

 

Những giải thưởng này là minh chứng cho cam kết của HCMUTE trong việc khuyến khích và phát triển nghiên cứu khoa học, đóng góp thiết thực cho cộng đồng và ngành giáo dục.

 


PGS. TS Châu Đình Thành Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM chúc mừng Thạc sĩ Hà Thị Huế và Tiến sĩ Trần Vi Đô đạt “Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học năm 2024” 

 

 

Thạc sĩ Hà Thị Huế: Nghiên cứu nấm linh chi đỏ, cơ hội mới trong ngành mỹ phẩm

 

 
Thạc sĩ Hà Thị Huế đạt Giải Nhì trong Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học năm 2024

 

Mới đây, Thạc sĩ Hà Thị Huế giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE), đã vinh dự nhận Giải Nhì trong Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên các cơ sở giáo dục đại học năm 2024, với công trình nghiên cứu về “Khả năng kháng oxy hóa và ức chế tyrosinase trên tế bào của nấm linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum).”

 

Công trình nghiên cứu này không chỉ là một bước đột phá trong việc khai thác tiềm năng của nấm linh chi đỏ, mà còn mở ra những cơ hội ứng dụng đầy hứa hẹn trong ngành mỹ phẩm. Đây là một minh chứng rõ nét cho sự kết hợp giữa nghiên cứu khoa học và sự đổi mới sáng tạo, góp phần thúc đẩy ngành công nghiệp làm đẹp phát triển bền vững với các sản phẩm tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng.

 

Chia sẻ về động lực và hành trình nghiên cứu của mình, thạc sĩ Huế cho biết cô tự đặt ra những câu hỏi: “Liệu nấm linh chi có thể tác động tích cực đến làn da và sức khỏe con người? Và giữa vô vàn các giống nấm linh chi trên thế giới, loại nào sẽ mang lại giá trị cao nhất trong nghiên cứu và ứng dụng thực tế?” Chính sự tò mò về khả năng chống oxy hóa và ức chế sắc tố melanin của nấm linh chi đỏ đã dẫn lối cho cô đến khám phá chủ đề này. Sau quá trình nghiên cứu tỉ mỉ và thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tìm ra những mẫu nấm linh chi từ Hàn Quốc (E-HQ) và nấm linh chi sừng hươu (E-SH) là những ứng viên sáng giá cho ngành mỹ phẩm.

 

Nấm linh chi: Tiềm năng mới cho ngành mỹ phẩm
Nghiên cứu của Thạc sĩ Huế chỉ ra rằng nấm linh chi đỏ, đặc biệt là E-HQ không chỉ có khả năng kháng oxy hóa mạnh mẽ mà còn ức chế enzyme tyrosinase, nguyên nhân chính gây ra sự hình thành melanin, từ đó giúp giảm nám và tàn nhang. “Kết quả này không chỉ mở ra cơ hội sử dụng nấm linh chi làm nguyên liệu trong mỹ phẩm, mà còn mang đến giải pháp an toàn và chi phí hợp lý cho người tiêu dùng” cô chia sẻ.

 

Ngoài ra, nghiên cứu cũng chứng minh rằng nấm linh chi Hàn Quốc không gây độc tính ở nồng độ an toàn, mở ra khả năng phát triển các sản phẩm chăm sóc da từ thiên nhiên. "Nghiên cứu này có thể giúp thay thế các hợp chất hóa học hiện có trong mỹ phẩm bằng các thành phần tự nhiên, không chỉ hiệu quả mà còn an toàn cho người sử dụng" cô khẳng định.

 

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm năm loài nấm linh chi đỏ từ Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hồng Chi và sừng hươu, tìm ra rằng E-HQ và E-SH có khả năng kháng oxy hóa mạnh, trong đó E-HQ ức chế tyrosinase tốt nhất. Mẫu E-HQ không gây độc tính ở nồng độ 40µg/ml, với 95,08% tế bào sống,  hiệu quả ức chế tyrosinase và melanin lần lượt đạt 21,93% và 29,34%.

 

Nghiên cứu này cho thấy nấm linh chi đỏ, đặc biệt là E-HQ có tiềm năng lớn trong ngành mỹ phẩm, giúp phát triển các sản phẩm an toàn, hiệu quả, thay thế các hợp chất hóa học. Thạc sĩ Huế hy vọng nghiên cứu sẽ mở ra cơ hội cho mỹ phẩm từ thiên nhiên, mang lại lợi ích lâu dài cho người tiêu dùng. Cô tin tưởng HCMUTE sẽ tiếp tục là nơi phát triển các nghiên cứu sáng tạo, đóng góp vào sự tiến bộ của khoa học và công nghệ.

Một số hình ảnh:

 


Các vật liệu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
 
Phương pháp nghiên cứu.

 
Kết quả sàng lọc mẫu để thử nghiệm trên tế bào.

 
Tác dụng độc tính của cao ethanol nấm linh chi đỏ E -HQ
lên tế bào hắc sắc tố ung thư B16. 

 Sự ảnh hưởng của mẫu cao E-HQ ở các nồng độ 10, 20 và 40µg/ml
đến tyrosinase nội bào do IBMX kích thích với chất đối chứng dương là arbutin. 

 
Hàm lượng melanin nội bào do IBMX kích thích theo phần trăm của control.

 

 Cô cũng mong muốn nghiên cứu của mình sẽ thúc đẩy phát triển các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp từ thiên nhiên, mang lại lợi ích cho cộng đồng. “HCMUTE là nền tảng vững chắc giúp tôi phát huy sáng tạo và tôi tin đây sẽ tiếp tục là nơi để tôi tiếp tục cống hiến trong tương lai” cô khẳng định.

 

Tiến sĩ Trần Vi Đô: Hành trình khoa học mang sứ mệnh hồi sinh sức khỏe cộng đồng


Tiến sĩ Trần Vi Đô với dự án nghiên cứu “Phát triển hệ thống game cho hệ thống hỗ trợ tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp cổ chân” giải Khuyến khích tại Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024

 

Tiến sĩ Trần Vi Đô giảng viên trẻ khoa Cơ khí cùng với dự án nghiên cứu “Phát triển hệ thống game cho hệ thống hỗ trợ tập vật lý trị liệu phục hồi chức năng khớp cổ chân” vừa giành giải Khuyến khích tại Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ năm 2024, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong sự nghiệp nghiên cứu của thầy.

 

Khớp cổ chân đóng vai trò quan trọng trong hệ thống vận động của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Khi khớp cổ chân bị tổn thương, không chỉ khả năng vận động bị giới hạn mà còn kéo theo những hệ lụy về tinh thần và chất lượng sống của người bệnh. Nhận thức rõ tầm quan trọng của vấn đề này, Tiến sĩ Trần Vi Đô đã trăn trở tìm kiếm một giải pháp vừa hiệu quả vừa nhân văn nhằm hỗ trợ phục hồi chức năng cho bệnh nhân bị tổn thương khớp cổ chân. Thầy đã đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào để bệnh nhân có thể phục hồi chức năng mà không cảm thấy áp lực và căng thẳng trong suốt quá trình điều trị?”

 

Anklerehabit: Giải pháp công nghệ hỗ trợ phục hồi chức năng khớp cổ chân
Để giải quyết vấn đề này, Tiến sĩ Đô đã phát triển một hệ thống hỗ trợ vật lý trị liệu khớp cổ chân thông qua ứng dụng công nghệ game. Hệ thống không chỉ đóng vai trò là công cụ hỗ trợ phục hồi chức năng mà còn mang đến không gian tương tác thú vị cho bệnh nhân qua các trò chơi trị liệu. Bằng cách này, bệnh nhân có thể thực hiện các bài tập một cách dễ dàng mà không cảm thấy nhàm chán. Quan trọng hơn, hệ thống giúp giảm thiểu thời gian bệnh nhân phải đến các cơ sở y tế, đồng thời tạo điều kiện cho họ chủ động hơn trong quá trình điều trị.

 

Công trình nghiên cứu này không chỉ mang lại giá trị khoa học mà còn là một giải pháp đột phá trong ngành phục hồi chức năng. Hệ thống hiện đang được thử nghiệm trên đối tượng khỏe mạnh và sẽ tiếp tục được áp dụng thực tế cho bệnh nhân. Với tiềm năng rút ngắn thời gian phục hồi và giảm sự phụ thuộc vào các liệu pháp điều trị truyền thống. Hệ thống này, mang tên AnkleReHabit, có thể trở thành công cụ quan trọng trong việc hỗ trợ bệnh nhân phục hồi chức năng khớp cổ chân tại nhà, đồng thời tạo ra kết nối với các chuyên gia y tế từ xa.

 

Với mục tiêu nâng cao chất lượng phục hồi chức năng, Tiến sĩ Đô đã phát triển hệ thống AnkleReHabit gồm phần cứng và phần mềm, bao gồm ứng dụng di động và trò chơi máy tính dành cho luyện tập với thiết bị hỗ trợ vật lý trị liệu khớp cổ chân. Phần mềm này có thể điều khiển thiết bị hoạt động hoặc sử dụng thiết bị để điều khiển trò chơi, giúp người bệnh thực hiện các bài tập phục hồi một cách dễ dàng và thú vị. Hệ thống đã được thử nghiệm thành công với đối tượng khỏe mạnh và nhận được phản hồi tích cực, cho thấy tính khả thi và hiệu quả của giải pháp trong việc hỗ trợ phục hồi chức năng.

 

Công trình này không chỉ thể hiện sự sáng tạo trong ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực y tế mà còn chứng minh tầm quan trọng của việc phát triển các giải pháp hỗ trợ sức khỏe cộng đồng qua các công nghệ hiện đại. Trong tương lai, Tiến sĩ Trần Vi Đô và các đồng nghiệp tại HCMUTE đang tiếp tục thử nghiệm hệ thống với các bệnh nhân để đánh giá hiệu quả lâm sàng và khả năng mở rộng của hệ thống, từ đó đưa hệ thống AnkleReHabit vào ứng dụng rộng rãi tại các bệnh viện và trung tâm phục hồi chức năng.

 

Một số hình ảnh:

 
Mô hình hệ thống hỗ trợ vật lý trị liệu khớp cổ chân thông qua ứng dụng công nghệ game.
  
Phần mềm hỗ trợ vật lý trị liệu khớp cổ chân.
 
Hệ thống hỗ trợ vật lý trị liệu khớp cổ chân thông qua ứng dụng công nghệ game

 

Nhìn lại hành trình nghiên cứu của mình, Tiến sĩ Trần Vi Đô không khỏi bày tỏ sự biết ơn đối với Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM (HCMUTE). Thầy chia sẻ: “Mình rất tự hào và biết ơn khi công tác tại HCMUTE, nơi tôi đã gắn bó từ khi còn là sinh viên cho đến khi trở thành giảng viên. Đây không chỉ là môi trường học thuật đầy cảm hứng mà còn là nền tảng vững chắc giúp tôi thực hiện các ý tưởng khoa học”.

 

"Ngôi nhà học thuật" – Nền tảng vững chắc cho thành công
Nghiên cứu của Thạc sĩ Hà Thị Huế và Tiến sĩ Trần Vi Đô là minh chứng rõ nét cho môi trường học thuật sáng tạo tại HCMUTE. Các công trình của họ không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống mà còn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của ngành khoa học và công nghệ tại trường.

 

Với các chính sách hỗ trợ nghiên cứu sáng tạo và ứng dụng thực tiễn, HCMUTE đã xây dựng nền tảng vững chắc để thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội. Các nghiên cứu của Thạc sĩ Huế và Tiến sĩ Đô không chỉ giới hạn trong phòng thí nghiệm mà còn tạo ra những sản phẩm có giá trị thực tiễn, giải quyết các vấn đề xã hội thiết yếu.

 

Chia sẻ về vai trò của trường trong thành công của mình, Thạc sĩ Huế cho biết: “HCMUTE là môi trường học thuật đặc biệt, không chỉ khuyến khích nghiên cứu mà còn tạo cơ hội để các công trình khoa học vươn tầm quốc tế. Nhờ sự đầu tư mạnh mẽ của trường về cơ sở vật chất và nguồn lực, tôi mới có thể triển khai nghiên cứu và đạt được những kết quả như hôm nay”

 

Tiến sĩ Đô cũng chia sẻ: “HCMUTE luôn tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên thực hiện nghiên cứu khoa học, không chỉ về cơ sở vật chất mà còn về sự hỗ trợ từ các phòng ban, giúp tôi hoàn thành các công trình nghiên cứu có giá trị thực tiễn. Chính sách khuyến khích nghiên cứu của trường đã giúp tôi và các đồng nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống”.

 

Nhờ vào sự hỗ trợ toàn diện từ HCMUTE về cơ sở vật chất và nguồn lực, Thạc sĩ Huế khẳng định: “Sự hỗ trợ nhiệt tình từ nhà trường đã giúp tôi tập trung hoàn toàn vào nghiên cứu và phát triển những sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn”.

Tin: Hiền Đặng, Nhân Võ
Ảnh: Th.S Hà Thị Huế - TS Trần Vi Đô


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:143,263

Tổng truy cập:494,614

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn