Tác giả :
CÁC CÂU HỎI NGÀNH SƯ PHẠM KỸ THUẬT
Nhóm tư vấn viên
Bùi Văn Hồng, Đỗ Thị Mỹ Trang, Đỗ Hồng Thủy
------------------
1. Ngành sư phạm được xét tuyển vào học kỳ đầu tiên của năm học (khoảng tháng 10, 11), vậy nếu em được học sư phạm, thì khoản tiền đóng vào lúc làm thủ tục nhập học (khoảng cuối tháng 8, đầu tháng 9) em có được nhận lại không?

Trả lời:
Chào em, em sẽ được nhận lại khoản học phí đóng lúc nhập học nếu em được trúng tuyển học ngành sư phạm kỹ thuật. Việc này sẽ do phòng tuyển sinh và công tác sinh viên, phòng kế hoạch tài chính phụ trách. Vì vậy, em theo dõi thông báo và thực hiện theo hướng dẫn để nhận lại tiền nhé!

2. Em học sư phạm được miễn phí, nhưng nếu em thi rớt môn học thì phải làm sao ạ?
Trả lời:
Chào em, nếu em học rớt môn thì em phải đăng ký học lại, nhưng những môn học lại em phải tự đóng tiền học.

3. Em học chương trình sư phạm thì bằng cấp em nhận được là bằng gì?
Trả lời:
Chào em, Em học xong chương trình sư phạm kỹ thuật em sẽ nhận được 2 bằng đó là:
- Bằng kỹ sư công nghệ
- Chứng chỉ sư phạm bậc 2

4. Nếu học xong em không phục vụ sư phạm thì có phải bị đền tiền không?
Trả lời:
Chào em, khi đăng ký học sư phạm em phải làm giấy cam kết phục vụ sư phạm, nhưng nếu học xong em không đi dạy thì: về lý thuyết em phải đền tiền theo quy định của nhà nước, nhưng cho đến thời điểm này thì các em phải tự xin việc, tự tìm kiếm chỗ dạy, vì vậy chúng tôi chưa thấy trường hợp nào bị đền tiền khi các em không đi dạy cả. 

5. Em đang học nửa chừng mà không muốn học sư phạm nữa có được không?, Em có được chuyển sang lớp bên công nghệ không?
Trả lời:
Chào em, em sẽ được chuyển sang lớp công nghệ nhưng cũng sẽ bị truy thu khoản tiền học phí mà em đã học và học bổ túc những môn chưa học cho phù hợp với chương trình công nghệ

6. Chương trình sư phạm học vào năm học cuối cùng, vậy nếu ban đầu em không đăng ký học sư phạm, đến khoảng năm 2, 3 em đăng ký học có được không ạ?
Trả lời:
Chào em, chương trình sư phạm chỉ xét tuyển ở học kỳ đâu tiên của từng khóa học, vì vậy nếu em không đăng ký học sư phạm ngay từ học kỳ đầu thì sau đó em không được đăng ký học sư phạm nhé!

7. Em học xong ngành sư phạm kỹ thuật, em có thể đi dạy ở đâu? Em có được dạy ở các trường phổ thông không?
Trả lời:
Chào em, cơ hội nghề nghiệp của em rất rộng, em có thể đi dạy ở các trường nghề, trung cấp chuyên nghiệp nghề, ở các trường phổ thông dạy các môn hướng nghiệp, hoặc em cũng có thể làm việc ở bộ phận training của các công ty. 

8. Muốn học tốt ngành sư phạm thì em phải có những tố chất nào?
Trả lời:

Chào em, không chỉ học ngành sư phạm mà tất cả các ngành khác thì điều đầu tiên là em phải chăm chỉ, có kế hoạch học tập rõ ràng, phương pháp học tốt. 
Vì do đặc thù của ngành sư phạm là liên quan đến Con Người, đến việc dạy Người vì vậy em phải hiểu về con người, phải yêu người để yêu nghề. Và ngoài ra, em phải có khả năng sư phạm, khả năng ứng xử giao tiếp sư phạm, có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đáp ứng được sự thay đổi của khoa học kỹ thuật công nghệ, tiếp cận được với các phương pháp dạy học mới, nắm vững các tư tưởng và thành tựu khoa học tiên tiến. Thể hiện được các đức tính: vị tha, bao dung, công bằng, hòa đồng, trách nhiệm và chuẩn mực với sinh viên. 

9. Em rất sợ học các môn lý thuyết, vậy em phải làm sao để học tốt ngành sư phạm?
Trả lời:

Em phải chăm chỉ, có kế hoạch học tập rõ ràng, phương pháp học tốt và phải biết tự kiểm tra đánh giá để điều chỉnh phương pháp học cho phù hợp. Em có thể vận dụng sơ đồ tư duy vào việc học, học hiểu và học để vận dụng, chứ không học vẹt.

10. Đầu tiên em học ngành sư phạm kỹ thuật, sau đó em học thêm văn bằng 2 tại trường, vì vậy học văn bằng 2 thì em có được học sư phạm nữa không?
Trả lời:

Chào em, em chỉ được học 1 chương trình sư phạm, vì vậy học thêm văn bằng 2 thì không được học sư phạm nữa nhé!

11. Thường trong chương trình có các môn tự chọn, thường em được chọn học 2 trong 4 môn, nhưng nếu em muốn học hết 4 môn (vì môn nào em cũng thấy hay và có ích) thì có phải bị đóng tiền 2 môn tự chọn còn lại không?
Trả lời:
Chào em. Đầu tiên, em phải đảm bảo được số tín chỉ tích lũy theo quy định của nhà trường để có thể tốt nghiệp được. Sau đó, nếu em muốn học thêm 1 số môn vì yêu thích thì em có thể đến lớp học (dự thính) mà không cần đăng ký với đào tạo, và em cũng không phải lo việc thi cử, lo việc có đóng tiền hay không, học để em mở rộng thêm kiến thức.
Chúc em thành công.

12. Đến môn học thực tập sư phạm thì do SV tự tìm trường để thực tập hay là do Thầy cô tìm trường? Em có thể tự tìm trường đi thực tập sư phạm được không?
Trả lời:

Chào em, em vẫn có thể tự tìm trường đi thực tập sư phạm, nhưng do đặc điểm môn thực tập sư phạm được học tốt hơn là khi em học theo nhóm và để thuận tiện cho việc thanh toán các vấn đề liên quan đến hành chính thì các giáo viên hướng dẫn sẽ liên hệ trường thực tập và hướng dẫn các em đi thực tập theo nhóm ngành.

13. Chương trình học 3.5 +1, vậy em học xong 3.5 năm bên công nghệ em có được nhận bằng bên công nghệ trước không?
Trả lời:

Chào em, em không được nhận bằng kỹ sư công nghệ khi em hoàn thành xong chương trình công nghệ. Em chỉ được nhận bằng kỹ sư công nghệ và chứng chỉ sư phạm khi hoàn thành tất cả các môn học của chương trình sư phạm nhé!

14. Học xong 3.5 năm, em chưa hoàn thành chương trình công nghệ, thì em có được chuyển sang học 1 năm tiếp theo bên sư phạm ở Viện không? 
Trả lời:

Chào em, em sẽ được tiếp tục học chương trình sư phạm với số lượng nợ môn của phần công nghệ là rất ít (theo Quy chế 43 quy định về số tín chỉ được tích lũy tối thiểu đối với sinh viên năm thứ 4). Nhưng nếu em còn chưa hoàn thành quá nhiều môn (theo Quy chế này) thì em sẽ không được học tiếp phần sư phạm cho đến khi trả nợ xong bên phần công nghệ. Em cứ an tâm, chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho các em tham gia học tập theo quy định của nhà trường, và sẽ có kế hoạch giảng dạy cho các em nợ nhiều môn học bên phần công nghệ.

15. Khi làm đề tài tốt nghiệp thì em được làm đề tài bên chuyên ngành hay bên sư phạm ạ?
Trả lời:

Chào em, em sẽ được làm đồ án tốt nghiệp theo hướng kết hợp giữa công nghệ với hướng sư phạm, ví dụ như: soạn chương trình đào tạo, giáo trình giảng dạy chuyên ngành, phương pháp giảng dạy chuyên ngành, phát triển phương tiện dạy học… Tuy nhiên, em cũng có thể chọn làm đồ án tốt nghiệp theo hướng hoàn toàn công nghệ, hoặc hoàn toàn sư phạm. Em sẽ được cả giáo viên bên chuyên ngành và giáo viên sư phạm hướng dẫn thực hiện đề tài.

16. Khi học xong ngành sư phạm, em có thể đi làm ở các công ty không?
Trả lời:

Em có thể đi làm được ở các công ty. Cơ hội nghề nghiệp của em rất rộng, em có thể đi dạy, hoặc đi làm ở công ty như một người kỹ sư, em cũng có thể làm việc ở bộ phận training của họ. Điều quan trọng là em phải có năng lực đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của họ. 
Chúc em thành công!

17. Em nghe nói chương trình sư phạm 3.5+1, SV sẽ được rèn luyện đạt chuẩn tay nghề quốc gia là như thế nào ạ?
Trả lời:

Có nghĩa là em sẽ được rèn luyện tay nghề để đạt chuẩn nghề của nhà nước và hướng đến đạt chuẩn trong khu vực (tương đương bậc 3/5 theo chuẩn kỹ năng nghề quốc gia). Các em sẽ được đào tạo vững tay nghề và có nghiệp vụ sư phạm tốt để có thể tham gia giảng dạy.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
CÁC CÂU HỎI VỀ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM
18. Em vừa tốt nghiệp Đại học ngành Điện – Điện tử. Hôm trước em có xin vào trường Trung cấp làm giáo viên. Ở đấy, thầy Hiệu trưởng yêu cầu em phải có Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm. Vậy các thầy cô có thể trả lời giúp em: Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm là gì và vì sao khi đi dạy lại cần phải có chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm?
Trả lời:
Chào em, chúng tôi có thể trả lời cho em như sau:
- Chứng chỉ Nghiệp vụ Sư phạm là gì?
Những bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm thì cần phải tham dự vào một khóa học hướng dẫn các kỹ năng đứng lớp, kỹ năng soạn giáo án, kỹ năng giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi học sinh và kết thúc khóa học này các em sẽ được cấp một Chứng chỉ gọi là CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM.
- Vì sao khi đi dạy tại các trường lại cần có Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm?
Với mỗi lứa tuổi, mỗi môn học lại đòi hỏi biện pháp giảng dạy và đào tạo khác nhau do vậy để đi dạy được ở các trường dạy học thì các bạn không tốt nghiệp trường Sư phạm nhất thiết phải tham dự vào Khóa học NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM để sau này khi được nhận vào các trường học còn biết áp dụng những kỹ năng giảng dạy và đào tạo phù hợp với từng đối tượng học sinh. 
Trường hợp của em chỉ tốt nghiệp Đại học ngành Điện – Điện tử và chưa tham dự bất kỳ khóa học NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM nào, nay em muốn xin đi dạy tại trường Trung cấp thì thầy Hiệu trưởng yêu cầu em phải có CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM là đúng. Do vậy, em nên liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn đăng ký tham gia vào lớp học CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP. (Chứng chỉ sư phạm Bậc 2) 

19. Em muốn hỏi là chứng chỉ sư phạm bậc 1 và bậc 2 khác nhau như thế nào? Muốn học sư phạm bậc 1 thì điều kiện là như thế nào?
Trả lời: 

- Nghiệp vụ sư phạm trước đây:
+ Nghiệp vụ sư phạm bậc 1 trước đây là chương trình đào tạo dành cho những người có mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường cấp 1, cấp 2 nhưng chưa qua đào tạo chuyên  ngành sư phạm.
+ Nghiệp vụ sư phạm bậc 2 là chương trình đào tạo dành cho những người có mong muốn trở thành giáo viên giảng dạy tại các trường Đại học, cao đẳng, trung cấp. 
- Nghiệp vụ sư phạm hiện nay:
Trước đây, các trường Đại học thường áp dụng các loại chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm bậc I và Nghiệp vụ sư phạm bậc II, nhưng theo các thông tư mới nhất của Bộ GD&ĐT là Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012 thì các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm là Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp và Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
Vì vậy hiện nay, không còn đào tạo chứng chỉ sư phạm bậc 1 nữa.
Điều kiện học Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm:
Hiện nay, theo Hướng dẫn mới nhất của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Thông tư số 10/2013/TT-BGDĐT ngày 28/3/2013 của Bộ GD&ĐT và Thông tư số 12/2012/TT-BGDĐT ngày 12/4/2012), các đối tượng có bằng cử nhân không thuộc hệ sư phạm muốn trở thành Giáo viên giảng dạy các trường Phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng và Đại học thì có thể lựa chọn 1 trong 2 hình thức đào tạo Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm như sau:
1.   Chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm cho Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp.
2.   Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên cao đẳng, đại học: áp dụng cho đối tượng không tốt nghiệp trường sư phạm muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước.
Điều kiện bắt buộc:
- Để được học các loại chứng chỉ Sư phạm trên, các bạn bắt buộc phải tốt nghiệp Đại học trở lên.
- Và để được đi dạy tại các trường, ngoài việc tốt nghiệp Đại học, có chứng chỉ Sư phạm, các bạn còn phải vượt qua các kỳ thi tuyển của các cơ sở giáo dục và đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng trường.
+  Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM có đủ tư cách pháp nhân để tổ chức đào tạo và cấp cả 02 loại chứng chỉ trên.

20. Các chương trình Nghiệp vụ sư phạm thì người học được học những môn gì ạ?
Trả lời:

Chào em, các chương trình Nghiệp vụ sư phạm áp dụng cho cấp dạy khác nhau thì nội dung học cũng khác nhau: 
- CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIÁO VIÊN TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP 
Áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Tiểu học, THCS, THPT và trường Trung cấp sẽ học những nội dung sau: 
Nội dung khối kiến thức bắt buộc tối thiểu: 20 tín chỉ 

Stt

Học phần bồi dưỡng

Số tín chỉ

1

Tâm lí học sư phạm nghề nghiệp

4

2

Giáo dục học nghề nghiệp

3

3

Tổ chức và quản lí quá trình dạy học

2

4

Phương pháp và kĩ năng dạy học

4

5

Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

2

6

Giao tiếp và ứng xử sư phạm

2

7

Thực tập sư phạm

3

Tổng số

20


Nội dung các học phần tự chọn tối thiểu: 04 tín chỉ 

Stt

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Phát triển chương trình đào tạo TCCN

2

2

Kiểm tra, đánh giá trong giáo dục TCCN

2

3

Sử dụng phương tiện và công nghệ dạy học trong giáo dục nghề nghiệp

2

4

Ứng dụng CNTT trong dạy học

2

5

Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh

2

6

Quản lí chất lượng trong giáo dục TCCN

2


- CHỨNG CHỈ NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC
Áp dụng cho các bạn muốn đi dạy tại các trường Cao đẳng, Đại học trên cả nước sẽ học những nội dung sau: 
Khối lượng kiến thức bắt buộc: 15 tín chỉ 

STT

Nội dung bồi dưỡng

Số tín chỉ

1

Giáo dục đại học thế giới và Việt Nam

1

2

Tâm lí học dạy học đại học

1

3

Lí luận dạy học đại học

3

4

Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạođại học

2

5

Đánh giá trong giáo dục đại học

2

6

Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ trong dạy học đại học

1

7

Tâm lí học đại cương

2

8

Giáo dục học đại cương

3

Tổng cộng

15


Khối lượng kiến thức tự chọn: 5 tín chỉ 

STT

Nội dung bồi dưỡng

Số tín chỉ

1

Phương pháp nghiên cứu khoa học

2

2

Kĩ năng dạy học đại học

2

3

Thực tập sư phạm

3

4

Nâng cao chất lượng tự học

3

5

Sử dụng phương tiện, kĩ thuật dạy học chuyên ngành

2

6

Giao tiếp sư phạm

2










21. Em muốn vào dạy các trường dạy nghề trong thành phố thì phải có chứng chỉ sư phạm gì ạ ?
Trả lời:
Chào em, em phải có Chứng chỉ sư phạm nghề
Căn cứ Luật Dạy nghề ngày 29 tháng 11 năm 2006
Căn cứ vào Thông tư số 19/2011/TT-BLĐTBXH của Bộ trưởng bộ lao động thương binh xã hội về việc ban hành chương trình khung sư phạm dạy nghề cho giáo viên dạy trình độ trung cấp nghề, giảng viên dạy trình độ cao đẳng nghề. (Người tham gia khóa học này có thể dạy trong các Trung tâm dạy nghề hay các trường nghề). Chương trình học Chứng chỉ sư phạm Nghề gồm các môn học như sau: 
Khối lượng kiến thức bắt buộc (15 tín chỉ)

STT

Nội dung bồi dưỡng

Số tín chỉ

1

Tâm lý học nghề nghiệp 

3

2

Giáo dục học nghề nghiệp

3

3

Kỹ năng và Phương pháp dạy nghề   (45 + 30)

4

4

Phương tiện dạy học

2

5

Thực tập sư phạm  (2 tiết/người)

3

 

Tổng Cộng

15 tín chỉ








Khối lượng kiến thức tự chọn (4 tín chỉ )  

STT

Tên môn học

Số tín chỉ

1

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục nghề nghiệp

2

2

Phát triển chương trình dạy nghề

2

3

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

2

4

Lôgíc học

2


22. Cho em hỏi việc đánh giá kết quả và xếp loại tại các chương trình Bồi dưỡng Sư phạm được thực hiện như thế nào?
Trả lời:

Chào em, người học học xong chương trình BDSP nếu điểm thi của các môn học đạt từ 5 điểm trở lên thì được cấp Chứng chỉ sư phạm theo mẫu do Bộ giáo dục đối với Sư phạm Bậc 1, Bậc 2, hay Sư phạm Đại học hoặc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành cho Chứng chỉ Sư phạm Nghề. Kết quả xếp loại ghi trong Chứng chỉ thực hiện theo quy định sau:
Loại giỏi: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 9 đến 10.
Loại khá: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 7 đến dưới 9
Loại trung bình: Điểm trung bình chung của khoá học đạt từ 5 đến dưới 7.
(Điểm trung bình chung của khoá học là điểm trung bình cộng của tất cả điểm thi các môn học có trong chương trình khoá học).

23. Mỗi năm Viện SPKT mở mấy khóa/ lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm bậc 2? Thời gian và lịch học cụ thể như thế nào? Làm sao em biết được lịch tuyển sinh?
Trả lời: 

Chào em, mỗi năm Viện SPKT mở 3 khóa dạy Bồi dưỡng sư phạm cho Sinh viên và học viên có nhu cầu vào những khoảng thời gian cụ thể như sau:
- Khóa tối: Tuyển sinh và mở lớp khoảng tháng 3 và tháng 9 hàng năm. Dạy vào các buổi tối 2-4-6 hoặc tối 3-5-7. Học từ 18h00 đến 20h30. Thời gian học là khoảng 5 tháng
- Khóa ban ngày: tuyển sinh vào tháng 7 hàng năm. Dạy vào tất cả các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7, học sáng và chiều. Thời gian học cấp tốc trong vòng 1.5 tháng.
- Địa điểm học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh. Số 1 Võ Văn Ngân, Q Thủ Đức. Tp. HCM
- Lịch tuyển sinh các lớp Bồi dưỡng Sư phạm được đăng trên website của Viện SPKT ite.hcmute.edu.vn.

24. Cho em hỏi học phí của các lớp Bồi dưỡng Sư phạm như thế nào?
Trả lời:

Chào em, Tùy theo chương trình đào tạo sư phạm các môn học khác nhau. Tuy nhiên mức học phí chung cho:
 Sư phạm Bậc 1, Bậc 2, SP Nghề:
HP = 130.000 đ/ tín chỉ x Số tín chỉ + Lệ phí Chứng chỉ  

Sư phạm Đại học Cao đẳng:
     HP = 150.000đ/ Tín chỉ x Số tín chỉ + Lệ phí Chứng chỉ  
- Mức học phí này là trọn gói cho toàn khóa học


Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 
 

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:54,864

Tổng truy cập:54,864