Tác giả :
     Chúng ta đang đứng trước một thực tại có thể nói là đáng buồn khi thế hệ học trò đã bước sang thế kỷ 21, còn đội ngũ người thầy về trình độ đào tạo thì vẫn ở thế kỷ 20, trong khi cơ sở vật chất là của thời kỳ thế kỷ 19 với nhiều khó khăn, thiếu thốn. Có người còn nói đùa phương pháp giảng dạy thì đang giẫm chân ở thế kỷ 18. Đối tượng sinh viên hiện nay là thế hệ 9X đã làm quen với CNTT từ thời tiểu học nên không thể truyền thụ kiến thức một chiều như trước đây. Trách nhiệm nặng nề của người thầy là phải giúp sinh viên tiếp cận và sử dụng CNTT có hiệu quả trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu khoa học. Thầy cô giáo vừa là người huấn luyện lại là người tư vấn, chỉ đường làm sao để các em ứng dụng tốt các thông tin và kiến thức sau khi đã được tiếp nhận. Đây chính là thách thức đối với đội ngũ giảng viên hiện nay. Nhìn về tương lai gần, cơ cấu ngành nghề sẽ thay đổi nên các trường ĐH phải chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phù hợp với văn hóa làm việc để tạo một môi trường thuận lợi nhất cho sinh viên biết trao đổi, hợp tác với nhau. Đó là “cuộc cách mạng” về phương pháp đào tạo trong tương lai.
     Hội nhập quốc tế cũng là một thách thức cho các trường ĐH để bắt kịp trình độ và kinh tế của các nước phát triển mà trước hết là “tấn công” vào thị trường kinh tế chung ASEAN. Muốn thành công thì trước hết phải nâng cao trình độ năng lực ngoại ngữ cả người dạy lẫn người học. Nếu chậm chân thì có thể chúng ta “thua ngay trên sân nhà” các đối tác khác trong mọi lĩnh vực. Hiện nay, một số trường ĐH đã tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên nòng cốt tham gia chương trình đào tạo kết hợp với đào tạo online, tìm cách đi tắt đón đầu các khung chương trình đào tạo, mở ra những ngành nghề mới, từng bước chủ động tự chủ ĐH.
     Trong thời gian tới, với yêu cầu tiếng Anh ngày càng cao để hội nhập quốc tế, chuẩn bị cho việc đạt chuẩn tiếng Anh của giảng viên và dạy học song ngữ Anh - Việt, tiến tới giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh vào năm 2018, cùng với việc triển khai online, mobile learning, hybryd learning… là những thách thức không nhỏ đối với người thầy và người học ở trường ĐH…
PGS.TS Đỗ Văn Dũng
(Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM)
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 
 

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:159,070

Tổng truy cập:260,856