Tác giả :

Vào 02 ngày 23 & 24/11/2018, Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM (ĐHSPKT TPHCM) phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Hội thảo quốc tế Công nghệ xanh phát triển bền vững lần thứ 4” năm 2018 tại tầng 6 và tầng 12 Tòa nhà Trung tâm trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM.

Về tham dự buổi lễ, có sự hiện diện của PGS.TS Ngô Văn Thuyên, Chủ tịch hội đồng trường, trường ĐHSPKTTPHCM; PGS.TS Lê Hiếu Giang, Phó Hiệu Trưởng trường ĐHSPKT TPHCM;  GS. TS. Yo-Ping Huang, NTUT, Đài Loan và các đại biểu là tác giả bài viết.


Hội nghị thu hút đông đảo các học giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học,…

Về phía khách mời danh dự có các vị đại biểu: TS. K.Srikar Reddy, Tổng lãnh Sự quán Ấn Độ tại TPHCM, Việt Nam; TS. Trần Nam Tú, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo; GS.TS Yan-Kuin Su, Nguyên Hiệu trưởng trường đại học Kun Shan, Đài Loan; GS.TS Chang –Ren Chen, Trường đại học Kun Shan, Đài Loan; GS. TS Kai – Yew Lum, Đại học Quốc gia Chi nan, Đài Loan; Mr. Andreas Wade, Giám đốc phát triển bền vững toàn cầu, First Solar; PGS.TS Jau Huai Lu, Đại học quốc gia Chung Hsing Đài Loan; Ông Cao Phú Hải, Giám đốc sản xuất công ty ABB, Việt Nam; cùng các đại biểu đến từ Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan, Bangladesh, Kazakhstan, Nga và Việt Nam. 


Đại diện các trường Đại học từ trong và ngoài nước tham dự Hội nghị

Trong hơn mười năm trở lại đây, khái niệm về “Công nghệ xanh” và “Phát triển bền vững” đã trở nên hết sức được chú trọng, nhất là khi mối đe dọa về sự thiếu hụt nguồn năng lượng và biến đổi khí hậu toàn cầu ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, các "giải pháp xanh" trong kinh tế và công nghệ liên quan đến sự phát triển bền vững đã và đang trở thành một trong những đề tài được quan tâm nhất hiện nay, đặc biệt là ở những nước đang vươn mình phát triển nhanh chóng như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… “Hội thảo quốc tế Công nghệ xanh phát triển bền vững lần thứ 4” đã trở thành diễn đàn hấp dẫn cho những chuyên gia, nhà nghiên cứu và những người quan tâm cả trong lẫn ngoài nước gặp gỡ và chia những kết quả nghiên cứu mới, những giải pháp mang tính toàn cầu nhằm trong lĩnh vực công nghệ xanh và phát triển bền vững. 


PGS.TS Lê Hiếu Giang – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng ĐHSPKT TPHCM
phát biểu chào mừng tại Hội thảo

Đây là hội thảo lần thứ 4 nằm trong chuỗi hội thảo quốc tế Công nghệ Xanh và Phát triển bền vững được tổ chức định kỳ hai năm/lần. Đồng tổ chức Hội thảo gồm Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM, Sở Khoa học và Công nghệ TPHCM, Viện năng lượng mặt trời, Ấn Độ; Trường đại học Kun Shan, Đài Loan.


TS. Trần Nam Tú - đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo

Phát biểu tại Hội nghị, TS. Trần Nam Tú, đại diện Vụ Khoa học, Công nghê và Môi trường - Bộ Giáo dục và Đào tạo, đề cập đến vấn đề về môi trường và ô nhiễm đang có những tác động xấu đến sự phát triển bền vững của Việt Nam cũng như thế giới. Do đó, ông đánh giá rất cao về tầm nhìn và vai trò của Hội nghị lần này: “Bên cạnh ý nghĩa khoa học, hội thảo là cực kỳ quan trọng trong hội nhập và hợp tác quốc tế. Hội nghị là cơ hội cho các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế, các tổ chức học thuật trên thế giới chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, kết quả nghiên cứu liên quan đến công nghệ xanh và phát triển bền vững. Đây là một đóng góp quan trọng cho hoạt động nghiên cứu và đào tạo trong giáo dục đại học cũng như tham gia phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường bền vững”. Qua đó, ông cũng nhấn mạnh về định hướng chiến lược của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam là đẩy nhanh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu vào sản xuất, trong đó công nghệ xanh và phát triển bền vững là một ưu tiên hàng đầu: “Tôi hy vọng thông qua hội thảo này, chúng ta có thể tạo ra một sự tiến bộ cho sự hợp tác chung về Công nghệ và Giáo dục, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh và các trường đại học khác sẽ tiếp tục duy trì tổ chức chuỗi hội thảo này trong tương lai.”


GS.TS Yan-Kuin Su, Nguyên Hiệu trưởng trường đại học Kun Shan, Đài Loan phát biểu

Hội thảo đã thu hút hơn 250 bài báo là kết quả nghiên cứu từ các nhà khoa học, học giả. Sau quá trình phản biện, hội thảo còn 162 bài viết được mời báo cáo, chia sẻ tại 11 phân ban trong hội nghị. 




Các nhà khoa học, diễn giả trình bày và thảo luận tại Hội nghị

Nội dung Hội thảo xoay quanh các vấn đề: Năng lượng tái tạo, Kỹ thuật Điện-Điện tử, Kỹ thuật dân dụng, Tự động hóa, Hệ thống thông tin, khoa học ứng dụng, Công nghệ nhiệt, Phát triển nền kinh tế, giáo dục bền vững, Công nghệ hóa và môi trường, Công nghệ Kỹ thuật cơ khí.


Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại lễ khai mạc Hội thảo
Tin: Nhật Ly
Ảnh: Phước Lộc

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 
 

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn

Truy cập tháng:50,478

Tổng truy cập:50,478