Tác giả :

     Kính thưa quý đại biểu, quý thầy cô và các em sinh viên thân mến.

     Năm 1982, khi quyết định số 167 được Chính phủ ban hành, ngày 20/11 hàng năm đã được chọn làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Kể từ đó đến nay đã là 34 năm, nhưng mỗi năm, tập thể đội ngũ giáo viên chúng ta lại có những cung bậc cảm xúc khác biệt. Mỗi năm, xã hội nói chung và lớp lớp học trò nói riêng đều mang đến cho chúng ta niềm hân hoan, rộn rã và xúc động khó tả. Điều đó khiến chúng ta tự hào với sự nghiệp giáo dục đã lựa chọn và dấn thân. Hôm nay, chúng ta họp mặt, cùng nhau ôn lại tháng ngày công tác, học tập và cống hiến đã qua, cùng nhìn về một tươi lai tương sáng phía trước. Trong buổi lễ kỷ niệm trang trọng và chan hòa tình cảm này, cho phép tôi thay mặt BGH trường, xin gởi đến quí vị đại biểu, các thầy cô giáo, các em sinh viên lời chào trân trọng nhất!

     Kính thưa quý vị,
     Tháng 7/1946, tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ với tên gọi “Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục” được thành lập tại Pari. Năm 1949, tại Varszawa- thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn ra bản Hiến chương các nhà giáo với nội dung chống nền giáo dục tư sản, phong kiến; xây dựng nền giáo dục đề cao trách nhiệm của nghề dạy học và nhà giáo.
     Tháng 8/1957 tại Varszawa, Hội nghị Quốc tế các nhà giáo quyết định lấy ngày 20-11 hàng năm là ngày Quốc tế Hiến chương các nhà giáo.
     Ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam lấy ngày 20/11 là Ngày nhà giáo Việt Nam với mục đích: “Nhìn lại hoạt động của đội ngũ giáo viên, động viên các thầy giáo, cô giáo phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, nâng cao nhận thức vinh dự và trách nhiệm của nhà giáo, rèn luyện phẩm chất, năng lực làm gương sáng cho học sinh noi theo”.
     Kể từ đó, ngày 20-11 trở thành ngày hội của giáo giới Việt Nam; ngày để toàn xã hội tôn vinh sự nghiệp trồng người; để các thế hệ học trò bày tỏ tình cảm kính trọng, lòng tri ân sâu sắc với các thầy cô.

     Quý vị thân mến,
     Nếu như chị nông dân vui sướng khi những ngọn lúa nặng trĩu ngả mình trong nắng thơm lành; anh kỹ sư công trình mừng reo khi công trình hoàn thành đúng tiến độ; thì người thầy hạnh phúc mỉm cười khi nhìn thế hệ học trò năm nào lớn lên, trưởng thành từ những ngọn lửa truyền cảm hứng mà mình đã thắp lên trong tâm tưởng các em.
      Trong bối cảnh thế giới đang bước vào giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (FIR) như hiện nay, các công nghệ mới ra đời ngày càng tinh xảo, phức tạp hơn, Internet of Things - IoT (Internet của vạn vật) xuất hiện đã gắn kết mọi sản phẩm, địa điểm, dịch vụ, vv… với con người. Và giáo dục cũng là một trong những đối tượng được gắn kết mạnh mẽ.
      Sự học là vô cùng, cách học cũng vô cùng. Chính vì thế, vai trò của người thầy cũng biến đổi đa dạng vô cùng. E-learning, blended learning, hay deep learning trong trí tuệ nhân tạo đã và đang thay đổi trực tiếp vai trò của người thầy trong môi trường dạy và học hiện nay. Khi Internet trở thành một kho tàng kiến thức khổng lồ mà bất cứ ai cũng có thể khai thác, truy cập, đến mức tưởng chừng người học có thể tự mình tiếp cận tri trức thì tưởng chừng người thầy sẽ nhàn rỗi hơn?
     Nhưng không phải vậy.
     Sự nghiệp giáo dục chỉ thanh thản, chứ không hề thanh nhàn. Người thầy ngày nay vất vả hơn rất nhiều. Luôn phải cập nhật tri thức mới, nắm vững nguyên lý cơ bản để dẫn dắt, định hướng, làm “bộ lọc” cho học sinh trước biển thông tin phong phú, đa chiều mà có khi mâu thuẫn lẫn nhau.
     Quan trọng hơn hết là không có một trí tuệ nhân tạo nào có thể thay thế được đó chính là sứ mệnh TRUYỀN CẢM HỨNG của người thầy, để thổi bừng lên ngọn lửa ham học hỏi, kích thích trí tò mò, khai phá những chân trời tri thức mới ở tâm tưởng các em. Người thầy với vai trò truyền giảng kiến thức, giờ đây trở thành người khơi gợi, dẫn dắt và dõi theo hành trình khai phá tri thức của các em. “Cảm hứng” mà người thầy truyền tải là cả một nghệ thuật trong quá trình dạy và học.
     Kính thưa quý vị,
     Giá trị của một tổ chức nằm ở chính những thành viên cấu thành nên tổ chức ấy. Đổi mới và sáng tạo là một công cuộc đòi hỏi sự dốc tâm, dốc sức của tất cả đội ngũ giáo viên, nhân viên và sinh viên của Nhà trường. Chúng ta tự hào rằng nguồn nhân lực của chúng đã và đang đảm nhiệm rất tốt vai trò của mình.
     Bằng chứng là những thành quả trong những năm qua mà chúng ta không thể kể hết như:
• Kiểm định đạt chuẩn 3 ngành đào tạo theo AUN-QA với số điểm khá cao nhất Việt Nam trong nhóm ngành kỹ thuật. Trường đã phê duyệt Kế hoạch triển khai đánh giá ngoài chương trình đào tạo theo AUN-QA & ABET giai đoạn 2017-2020, bao gồm 17 CTĐT theo AUN-QA và 3 CTĐT theo ABET
• Sinh viên ĐH Sư phạm Kỹ thuật Tp. HCM xuất sắc đại diện trí tuệ trẻ Việt vào bán kết cuộc thi “Thử thách Sáng tạo YSEALI dành cho các trường ĐH khu vực
• Chương trình Student mobility nhằm trao đổi SV năm cuối với các ĐH nước ngoài.
• TS. Đỗ Đình Thuấn đạt giải thưởng trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin (Giải thưởng do T.Ư Đoàn, Bộ KH-CN chủ trì).
• Là trường đầu tiên tổ chức thành công Hội đồng tư vấnDoanh nghiệp do dự án USAID-COMET hỗ trợ
• Các sáng kiến đi đầu trong công tác tuyển sinh như: tư vấn online, tư vấn cà phê,… cộng với sự quan tâm sâu sắc, kịp thời của nhà trường đến các em học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng lũ như vừa qua. Nhờ đó, nhà trường đã thu hút được số lượng thí sinh từ các trường chuyên ở các tỉnh thành, có được sự yêu mến và tin tưởng phụ huynh, học sinh trên mọi miền đất nước.
     Hơn 54 năm hình thành và phát triển, chứng kiến biết bao công cuộc đổi mới, Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM tự hào kiên định với sứ mệnh giáo dục và giá trị cốt lõi mà chúng ta đang theo đuổi; với một tập thể giảng viên, nhân viên đồng lòng, đoàn kết. Đó là nền tảng cốt lõi cho một tương lai vươn cao, vươn xa của mái trường Sư Phạm Kỹ Thuật.

     Các em sinh viên thân mến,
     Xã hội là một tập thể rộng lớn của những con người với những năng lực khác nhau. Mỗi các em ở đây đều có những mục tiêu, hoài bão của riêng mình.
     Mỗi người thầy trong đời sẽ dẫn dắt em đi theo một hướng khác nhau nhưng nhớ rằng:
• Hãy vượt qua giới hạn của chính mình, để đi xa nhất trên hành trình học hỏi, làm người của em.
• Người thầy không thể khiến em trở thành con người tốt nhất của xã hội nhưng có thể khiến em nhận ra những giá trị tốt nhất của bản thân em.
     Hơn hết, hãy nghiêm túc học tập, rèn luyện để xây dựng bản thân, gia đình và xã hội tốt đẹp hơn. Đó là lời tri ân sâu sắc nhất mà tất cả các thầy cô mong đợi từ các em.
     Một lần nữa, thay mặt Đảng Ủy, Ban Giám hiệu nhà trường, tôi xin vinh danh sự cống hiến miệt mài bền bỉ của quý thầy cô đã và đang dấn thân vì sự nghiệm trồng người cao đẹp. 
Xin cảm ơn sự đoàn kết, đồng lòng của tất cả cán bộ viên chức và các em sinh viên; đã viết nên những thành tựu của trường ta hôm nay. 
     Kính chúc quý đại biểu sức khỏe, hạnh phúc và thành công!



Hiệu trưởng, NGƯT, PGS-TS Đỗ Văn Dũng
Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:139,387

Tổng truy cập:490,738

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn