Tác giả :
Theo chân những sinh viên ngành quản lý công nghiệp khoa Kinh Tế trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh trong 1 tuần lễ ròng thì mới hiểu được hết thế nào là tình nguyện!


Trẻ mồ côi tại Phú Lý

      Xuất phát với đề tài “Hãy thể hiện vai trò người lãnh đạo trong một chuyến tình nguyện” của môn chuyên đề kỹ năng lãnh đạo, hơn 100 sinh viên ngành quản lý công nghiệp khóa 2010 và khóa 2009 đã thực hiện những chuỗi ngày của tình nguyện. Sở dĩ tôi gọi đó là “những chuỗi ngày” vì để thực hiện được những chuyến đi khác nhau của những nhóm người khác nhau không phải là một chuyện như một buổi cơm chiều. Ngoài sự chuẩn bị hành trang tình nguyện của chuyến đi, chúng tôi còn vác trên vai cả một quá trình phấn đấu để xứng đáng là “nhà lãnh đạo”.

      Ngày 9/12/2012!

      Hai nhóm với gần 70 thành viên đã xuất phát về 2 đầu của Đông Nam Bộ, đến với hành trình trên “con đường tình nguyện”, cách làm của họ tuy khác nhau nhưng chung mục đích, mà mục đích ấy dù cá nhân hay tập thể thì đó cũng là một mục đích tốt, một mục đích hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh và hơn thế nữa là hoàn thiên phần người trong hai chữ con người.
      04h00 sáng hôm đó, một nhóm sinh viên tập trung tại ký túc xá D, vượt qua khỏi chướng ngại của đêm khuya và sáng sớm, họ đã lên đường về với Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai để tham gia vào hành trình ấy, con đường dài hơn 80 km, những chiếc xe máy hai người, mang theo thức ăn, quà bánh và hơn thể nữa họ tin rằng sẽ mang đến niềm vui cho những người đang cần họ. 07h00 sáng hôm đó, một nhóm sinh viên khác lại tiếp tục nối nhau để tiếp trợ sức người, sức trẻ, đến với Phú Lý. Nhưng niềm vui của họ không phải là có được một chuyến đi dài, mà sự hạnh phúc thật sự là được tay trong tay với những đứa trẻ đáng thương, những cụ giá neo đơn. Hạnh phúc là được trao tặng sách vở, dụng cụ học tập, sữa, và hạnh phúc hơn là họ đã dùng tất cả tâm huyết của mình để quyên góp những thứ đó, giá trị chỉ hơn 2 triệu nhưng sẽ phải nhân mấy lần giá trị khi biết rằng họ, những cậu ấm, cô út sinh viên đã phải quyên góp từng phòng ký túc xá, vận động từng chai nhựa,…tất cả là chưa thể miêu tả được bằng lời…
      Cùng ngày, 18 sinh viên khác xuất phát tại trường đại học Sư phạm kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh lúc 06h30 sáng, đi ngược hướng Đồng Nai về trung tâm thành phố, họ cũng làm tình nguyện, cũng mang đến niềm vui cho người khác, nhưng cách họ làm hoàn toàn khác, họ mang những quyển sách, những bức tranh đến với thiếu nhi và thanh niên thành phố, có lẽ chưa ai năn nỉ các bạn đọc một quyển sách để các bạn có thêm kiến thức nhưng những sinh viên này thì khác, họ mang sách đến bạn, tất nhiên không năn nỉ bạn đọc nhưng họ cũng đã mang đến cho bạn cả một vốn kiến thức mà có lẽ bạn đã bỏ quên khi lướt qua quầy sách hay chưa có cơ hội tìm thấy nó, một cách làm nhỏ, tuy nhiên đối với ai đó đã đọc những quyển sách đó thì chưa bao giờ là nhỏ. Chưa dừng lại ở đó, 18 sinh viên này còn dành thời gian ngồi vẽ tranh với các bé, một việc làm khá mất nhiều kiên nhẫn nhưng theo các bạn là rất lý thú vì đã gửi cho các em một trò chơi thật sự lành mạnh, sáng tạo, có lẽ vậy mà khó khăn ban đầu của các bạn đã được bày trừ, sự e dè của các bé đã được thay thế bằng sự tham gia nhiệt tình của hơn 50 em bé và những đón nhận nòng nàn từ phụ huynh hay nói đúng hơn những thành công ngoài mong đợi có được là nhờ sự tận tâm của các bạn đối với những việc mà người khác thì cho là nhỏ nhặt như mang sách đến công viên, phát túi bảo vệ môi trường hay chỉ là vẽ tranh,…

      Ngày 10/12/2012!
      Cũng tại số 1, Võ Văn Ngân, phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức, 24 sinh viên khác đã quay lại Đồng Nai, nhưng họ hội ngộ tại chùa Dịu Pháp, tại nơi thanh tịnh này đang chăm sóc hơn 101 trẻ em mồ côi và người già neo đơn, có lẽ không khí trang nghiêm của ngôi chùa này sẽ làm cho 24 sinh viên ấy định nghĩa rõ ràng hơn thứ họ đang đối diện là muôn vàng câu hỏi tại sao, tại sao họ lại đáng thương đến thế? tại sao lại có những người như vậy? và tại sao mình không đến đây sớm hơn? Nhưng có một câu hỏi lớn hơn mà 24 sinh viên này đã trả lời được là công sức vận động quyên góp của họ là xứng đáng, 3 triệu đồng không phải là số tiền nhỏ đối với sinh viên, nhưng dùng số tiền ấy để nói lên tấm lòng của họ hay để bù đắp những mảnh đời bất hạnh là không đủ. Họ tự chúc mừng nhau vì họ vừa làm được những thứ mà họ đã không nghĩ là sẽ làm được khi cầm trên tay đề bài ấy!

      Ngày 12/12/2012
      Quay lại với thành phố Hồ Chí Minh, nhóm sinh viên bán viết, tôi gọi vui vậy là vì để thực hiện môn học mang nhiệm vụ cao cả này, họ đã làm đúng theo cách của các nhà kinh tế, kinh doanh để từ thiện, họ bảo nhau hãy làm gì đó cho nó có ý nghĩa thực sự đi, cái ý nghĩa mà họ nói đến là họ sẽ bán từng cây viết để quyên góp từ thiện, khó khăn từ kinh doanh này chắc mọi người cũng liên tưởng được đúng không? Có vô số lần từ chối, nhưng có thể động lực từ môn học đã giúp họ tiến gần đến đích. Rồi chuyến đi cũng đến, họ mang những món quà bé nhỏ đến với những trẻ em bị nhiễm HIV của trung tâm bảo trợ trẻ em Linh Xuân, tuy số tiền quyên góp từ bán viết chỉ gần 400,000 đồng cùng với một ít từ các bạn nhưng với tấm lòng của 7 bạn sinh viên này cũng đã mang đến cho các em một món quà đầy ấp tình thương, chính tình thương ấy đã xé tan rào cản sợ hãi căn bệnh thế kỷ, họ đến với các em, chơi với các em, chia quà bánh, có lẽ trong những người sinh viên này đã không còn nhớ lý do mình thực hiện chuyến đi này, họ chỉ biết đến những đứa trẻ đang cần nhiều hơn sự quan tâm của xã hội…

      Ngày 16/12/2012!
      16 sinh viên khác cũng lên đường về với làng thiếu niên Thủ Đức nơi nuôi dạy trẻ em mồ côi từ lúc sinh và trẻ lang thang, cơ nhỡ, chuyến đi của họ gần hơn, không tấp nập nhưng cũng là một nổ lực khổng lồ, ngoài hơn 1 triệu đồng tiền quyên góp sách vở, quà bánh cho các em, họ đã mang đến cho các em nhiều hơn thứ gọi là niềm vui, suốt một tuần chuẩn bị quà, bánh, họ đã nhận ra rằng, đối với 60 bé dưới 1 tuổi và hơn 100 trẻ em khác, vật chất không là gì cả, có những đứa bé chạy ào ra các anh chị áo xanh lạ lẫm, đòi ôm, đòi bế, đòi hát, đòi nắm tay,…thế mới định nghĩa được “mồ côi”… có phải mồ côi là thiếu vắng tình thương, có phải mồ côi là bướng bỉnh, “khó dạy”, mà cũng đúng vậy thôi, nó có được nuôi dạy đàng hoàng đâu mà trách nó…, nói vậy thôi, chứ bao nhiêu nổ lực để đưa những đứa trẻ “khó dạy” ấy vào với trò chơi là không đủ để nói lên tình cảm của những người được dạy dỗ này, cảm xúc đối với các em đã vượt qua khỏi nhiệm vụ của một môn học và vượt ra khỏi chứng ngại của tâm hồn, họ đã đến với nhau chỉ vì họ đã từng là một đứa trẻ, họ hiểu điều đứa trẻ cần và họ đang xót xa vì những đứa trẻ đang ở trước mặt họ đây chưa có được thứ mà họ có. Bâng khâng với bao cảm xúc, họ chợt nhớ đến năm mới, họ sắp chuẩn bị quần áo cho năm mới, thế các bé ở đây sẽ chuẩn bị gì khi những người mà chúng gọi là mẹ Tết còn phải lo toang về với gia đình. Và chúng tôi nhận ra rằng, ngoài kỹ năng hòa nhập, điều phối, chúng tôi còn đang học được kỹ năng quan sát, đồng cảm, cảm thông, cái mà chúng tôi đã bỏ quên quá lâu trong lớp bọc đầm ấm của gia đình.


      Chơi trò chơi tại làng thiếu nhi Thủ Đức

Quay lại với môn học, không lạ lẫm gì khi hơn 100 sinh viên điều nói rằng, khi thực hiện chuyến đi, họ đã quên mất mục tiêu của bài học và họ cảm nhận bài học của họ thật to lớn, ngoài những kỹ năng bình thường của việc lãnh đạo như lên kế hoạch, điều phối, giám sát, tạo động lực, họ còn học được bài học của tình người,… đó là lý do tôi đặt tên bài viết này là “chuyên đề kỹ năng… tình nguyện”.
Thủy Tiên

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *
 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

Truy cập tháng:154,500

Tổng truy cập:505,851

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn