Tác giả :


I.  Mục đích nghiên cứu khoa học của sinh viên
Mục đích nghiên cứu khoa học (NCKH) của sinh viên là tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học nhằm giải quyết một số vấn đề của khoa học và thực tiễn, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

II.  Đối tượng tham gia
Tất cả sinh viên đều có quyền đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học theo kế hoạch khoa học và công nghệ của Trường. Đề tài Nghiên cứu khoa học do 01 sinh viên đứng tên làm chủ nhiệm và tối đa 04 thành viên tham gia thực hiện dưới sự hướng dẫn của 01 giảng viên hoặc 01 cán bộ nghiên cứu (được gọi là GVHD) của Trường Đại  học Sư phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh.

III.  Quy trình đăng ký, xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học của Sinh viên
1. Chọn nội dung nghiên cứu   
Để có được nội dung nghiên cứu khoa học phù hợp, sinh viên có thể:
- Thông qua Cố vấn học tập để được giới thiệu GVHD có chuyên môn phù hợp với hướng sinh viên dự định nghiên cứu. Sinh viên trao đổi với giáo viên hướng dẫn về định hướng nghiên cứu để có được  tên đề tài và nội dung nghiên cứu phù hợp.
- Sinh viên có thể liên hệ trực tiếp với giảng viên giảng dạy để tìm hướng nghiên cứu. 

2. Đăng ký đề tài
Khi có thông báo của Phòng QLKH-QHQT về việc đăng ký thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, sinh viên tiến hành nộp hồ sơ đăng ký tại khoa quản sinh viên trước thời hạn thông báo.  Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Phiếu đăng ký đề tài NCKH sinh viên (Mẫu 1)
- Bản Thuyết minh đề tài NCKH sinh viên (Mẫu 2)
Phiếu đăng ký đề tài, Bản Thuyết minh đề tài và các biểu mẫu khác sinh viên download tại  Website Nhà trường -> KHOA HỌC CÔNG NGHỆ -> VĂN BẢN, BIỂU MẪU -> DÀNH CHO SINH VIÊN.  Quy trình chi tiết và Các mốc thời gian dự kiến như phần phụ lục I.

3. Xét duyệt và ký kết hợp đồng
Qui trình xét duyệt đề tài NCKH sinh viên như sau:
- Hội đồng khoa học cấp khoa xét duyệt đề tài nghiên cứu khoa học của Sinh viên và lập danh sách đề nghị Trường phê duyệt gồm danh mục, biên bản xét duyệt gửi phòng QLKH-QHQT-QHQT. 
- Căn cứ vào kinh phí của Nhà trường dành cho sinh viên, số lượng và chất lượng đề tài cũng như kết quả thực hiện đề tài của các khoa trong những năm qua, Nhà trường sẽ cấp kinh phí để các khoa tự phân bổ kinh phí cho đề tài NCKH sinh viên. Các khoa gửi danh mục, hồ sơ đăng ký, biên bản xét duyệt về Phòng QLKH-QHQT để tiến hành thủ tục kí hợp đồng.
- Phòng QLKH-QHQT lập hợp đồng triển khai NCKH sinh viên gửi về các khoa. Khi có thông báo, sinh viên ký kết hợp đồng triển khai đề tài NCKH tại khoa quản sinh viên. Sinh viên trực tiếp nhận kinh phí thực hiện đề tài tại Phòng Kế hoạch-Tài Chính của Trường sau ngày ghi trên hợp đồng.

4. Báo cáo tiến độ
Việc báo cáo tiến độ đề tài NCKH sinh viên được thực hiện theo thời gian ghi trong hợp đồng. Các bước thực hiện như sau:
- Sinh viên nộp báo cáo định kỳ (Mẫu 3) có xác nhận của GVHD cho khoa.  
- Các khoa tổng hợp, làm báo cáo tổng quan về tình hình thực hiện đề tài sinh viên và gửi về P. QLKH-QHQT kèm theo báo cáo của mỗi đề tài.
- Sinh viên tự đánh giá khả năng hoàn thành đề tài, nếu không thể nghiệm thu đúng hạn thì tiến hành xin gia hạn đề tài (Mẫu 4) hoặc không thể hoàn thành đề tài thì xin hủy thực hiện (Mẫu 5).

5. Đánh giá - Nghiệm thu  
Đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên sẽ được nghiệm thu trong buổi tổng nghiệm thu dự kiến tổ chức vào đầu tháng 06 hàng năm theo thông báo của Phòng QLKH-QHQT.

Qui trình đánh giá nghiệm thu như sau:
- Sinh viên nộp báo cáo tổng kết kết quả nghiên cứu của đề tài và poster (Mẫu 8) về khoa theo thời gian thông báo của phòng QLKH-QHQT.
- Trưởng khoa/ hoặc Phó Khoa phụ trách NCKH đề xuất thành phần hội đồng đánh giá nghiệm thu gửi về phòng QLKH-QHQT. Hồ sơ gửi về phòng QLKH-QHQT bao gồm: đơn đề nghị thành lập hội đồng nghiệm thu, Poster, 01 quyển báo cáo khoa học bìa cứng màu xanh/01 đề tài sinh viên. Poster và mô hình sẽ được trưng bày khi tổ chức nghiệm thu chính thức.
- Sau khi được nghiệm thu, sinh viên nộp lại các văn bản và 01 quyển báo cáo khoa học bìa cứng màu xanh, bên ngoài bọc bóng kính trắng cùng 01 đĩa CD lưu nội dung báo cáo đề tài (đã chỉnh sửa theo ý kiến của Hội đồng trong buổi nghiệm thu nếu có) cho phòng QLKH-QHQT để tiến hành làm thủ tục thanh toán với phòng KH-TC. 

6. Thanh toán đề tài 
Sinh viên nộp 02 giấy đề nghị thanh toán (Mẫu 9) và các chứng từ kèm theo về phòng QLKH-QHQT để được ký xác nhận đề nghị thanh toán. Sau khi nhận được xác nhận của giấy đề nghị thanh toán, sinh viên đến thanh quyết toán đề tài tại phòng KH-TC. Hồ sơ thanh toán gồm:
- 02 giấy đề nghị thanh toán, các chứng từ kèm theo.
- 01 biên bản nghiệm thu, 01 hợp đồng, 01 quyết định thành lập hội đồng, 01 biên bản bàn giao thiết bị (Mẫu 10) nếu có (tất cả đều là bản gốc do Phòng QLKh-QHQT cung cấp).

Lưu ý: - Chứng từ thanh toán là: hóa đơn đỏ (đối với khoản chi trên 200 nghìn đồng), hóa đơn bán lẻ, hợp đồng thuê khoán chuyên môn, bản ký nhận thù lao phục vụ cho quá trình thực hiện đề tài (theo quy định tài chính). 


Hình: Lưu đồ quy trình thực hiện NCKH Sinh viên

   
VI. Trách nhiệm, quyền lợi của Sinh viên thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học
1. Trách nhiệm của Sinh viên
Sinh viên có trách nhiệm thực hiện đúng các điều khoản trong hợp đồng đã ký kết, chấp hành các quy định hiện hành về hoạt động khoa học và công nghệ của Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trường ĐHSPKT Tp.HCM đã ban hành.

2. Quyền lợi của Sinh viên
 Trong thời gian thực hiện đề tài, sinh viên được GVHD hướng dẫn, tạo điều kiện sử dụng các thiết bị sẵn có của trường để tiến hành nghiên cứu khoa học, được hỗ trợ kinh phí thực hiện đề tài. Ngoài ra sinh viên còn được hưởng các quyền lợi sau:
- Được công bố các kết quả nghiên cứu khoa học trên các phương tiện thông tin, Tạp chí khoa học. 
- Được cấp giấy chứng nhận về thành tích nghiên cứu khoa học: Giấy chứng nhận NCKH là cơ sở giúp sinh viên xin học bổng tài trợ của doanh nghiệp, bổ sung hồ sơ xin việc…
- Được khoa đề xuất tham gia tuyển chọn giải thưởng cho các đề tài có kết quả xuất sắc cấp Trường.
- Được khoa đề xuất tham gia tuyển chọn để tham dự giải thưởng Tài năng khoa học trẻ Việt Nam do Bộ Giáo dục & Đào tạo tổ chức, Giải thưởng Eureka do Thành Đoàn Thanh TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
- Được đề xuất tham gia các giải thưởng sinh viên NCKH do các đơn vị, công ty khác tổ chức.
- Được tính điểm rèn luyện cho học kì có đề tài nghiệm thu.

V. Trách nhiệm, quyền lợi của giáo viên hướng dẫn
1. Trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn
GVHD chịu trách nhiệm hướng dẫn sinh viên thực hiện đúng quy trình và những yêu cầu đã ký trong hợp đồng. Giáo viên hướng dẫn chịu trách nhiệm về kinh phí đã tạm ứng của đề tài.
Mỗi GVHD chỉ được hướng dẫn không quá 02 đề tài sinh viên.
2. Quyền lợi của giáo viên hướng dẫn
 GVHD được hưởng các quyền lợi theo quy chế chi tiêu nội bộ của Nhà trường.

CHI TIẾT VỀ CÁC BIỂU MẪU VUI LÒNG XEM TẠI ĐÂY.
   
PHÒNG QLKH-QHQT

Góp ý
Họ và tên: *  
Email: *  
Tiêu đề: *  
Mã xác nhận:
RadEditor - HTML WYSIWYG Editor. MS Word-like content editing experience thanks to a rich set of formatting tools, dropdowns, dialogs, system modules and built-in spell-check.
RadEditor's components - toolbar, content area, modes and modules
   
Toolbar's wrapper  
Content area wrapper
RadEditor's bottom area: Design, Html and Preview modes, Statistics module and resize handle.
It contains RadEditor's Modes/views (HTML, Design and Preview), Statistics and Resizer
Editor Mode buttonsStatistics moduleEditor resizer
 
 
RadEditor's Modules - special tools used to provide extra information such as Tag Inspector, Real Time HTML Viewer, Tag Properties and other.
   
 *

 

 
LOGO HCMUTE VÀ BỘ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU

 

 

Truy cập tháng:363,945

Tổng truy cập:1,930,305

     Copyright © 2013, Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật - Tp.HCM

     Địa chỉ: 1 Võ Văn Ngân, Phường Linh Chiểu, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
     Điện thoại: (+84 - 028) 38968641 - (+84 -028) 38961333 - (+84 -028) 37221223
     Hotline Tư vấn tuyển sinh: (+84 - 028) 37222764          Fax: (+84 - 028) 38964922         E-mail: ptchc@hcmute.edu.vn